Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhọc nhằn “săn” thợ giỏi

Tạp Chí Giáo Dục

Lãnh đo nhiu doanh nghip (DN) cho rng th gii quyết đnh đến năng sut lao đng, t đó tăng li nhun cho DN, nhưng đ có đưc đi ngũ th gii thì không h đơn gin.

Sinh viên mt trưng CĐ ngh đưc hưng dn thc hành ti doanh nghip. Ảnh: T.A

ng nhiu – thiếu cht

Ông Nguyễn Hồ Đăng (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phương Đăng) đánh giá những năm gần đây chất lượng đào tạo của các trường nghề có nhiều cải thiện song chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số trường. Điều này càng khiến DN bế tắc trong việc tìm nguồn lao động khi số sinh viên, học sinh ra trường phải chia nhỏ cho thị trường.

Ông Đăng cũng cho rằng hiện nhiều DN quan tâm đến các chương trình đào tạo liên kết, chương trình hợp tác với nước ngoài cũng như đào tạo từ chương trình chuyển giao của các trường nghề. Sinh viên, học sinh học các chương trình này cơ bản đầu vào có chất lượng vượt trội, đặc biệt là ngoại ngữ đã qua sát hạch, tuyển chọn gắt gao. Khi tốt nghiệp các em có đủ điều kiện về tay nghề, kỹ năng (trong đó có ngoại ngữ khung B1 châu Âu), đây là điều kiện đủ để lọt vào tầm ngắm của DN. “Sau hai đợt tuyển dụng sinh viên trường nghề được đào tạo từ chương trình chuyển giao, chúng tôi tự tin rằng công ty đã có được đội ngũ lao động có kỹ thuật cao đáp ứng sự phát triển của đơn vị”, ông Đăng cho biết.

Trong khi đó, bà Nguyễn Quỳnh Anh (CEO Công ty TNHH MTV Thiên Phát) than phiền để có được 3 kỹ thuật viên cơ khí, công ty phải tuyển ít nhất 30 người. Sau thời gian thử việc, công ty đánh giá và lựa chọn theo các tiêu chí: kỹ năng, chuyên môn, thái độ làm việc, sự cầu tiến… Số lao động không đạt yêu cầu, công ty cho thêm thời gian thử việc từ 1-2 tháng, nếu mọi thứ được cải thiện thì công ty tiếp tục đào tạo, không thì trả hồ sơ. “Sinh viên, học sinh trường nghề mới ra trường làm việc ở bộ phận kỹ thuật, mức lương khởi điểm không dưới 8 triệu đồng/tháng. Sau 4 tháng, mức lương có thể tăng từ 2-3 triệu đồng, tùy vào năng lực cũng như điều kiện làm việc. Thợ thì không thiếu như trước đây, song để có thợ làm được việc (chứ chưa dám nói là thợ giỏi – nguyên văn), có thể cất nhắc chức vụ thì không đơn giản”, bà Quỳnh Anh nói.

Rèn luyn k năng làm vic nhóm, ngoi ng

Bạn Nguyễn Thái Phương (tốt nghiệp ngành kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải theo chương trình đào tạo của Đức tại Trường CĐ Kỹ nghệ II) chia sẻ: Sau một thời gian học tập và làm việc cùng các chuyên gia Đức, tôi nhận thấy sinh viên Đức chịu khó đầu tư về thực hành. Những bài thực hành luôn bám sát theo yêu cầu DN, đó là những tình huống kỹ thuật mà người lao động thường xuyên gặp phải. Các tình huống đó được chuyên gia đưa ra và yêu cầu người học xử lý. Theo một số chuyên gia nghề của Đức, đó là những yếu tố để đào tạo nên một người thợ giỏi. Ở Việt Nam, những giờ thực hành cũng tương tự nhưng rất ít thời gian để người học mày mò, sáng tạo và phần lớn người học hài lòng với những gì mình đang có chứ chưa mạnh dạn sáng tạo.

“Đ đm bo tay ngh cho đi ngũ lao đng ti các khu chế xut – khu công nghip, S LĐ-TB&XH TP.HCM đã phi hp vi Liên đoàn Lao đng TP t chc các lp bi dưng nâng cao trình đ tay ngh cho công nhân. Các lp bi dưng đưc t chc tp trung ti DN… Đây là cách đ gi th gii, gii quyết bài toán thiếu ht lao đng cho DN”, ông Nguyn Văn Lâm (Phó Giám đc S LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết.

Sau nhiều lần tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới, Nguyễn Tấn Toàn (cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long – đoạt huy chương vàng Kỳ thi tay nghề ASEAN năm 2018 ở nghề lắp cáp mạng thông tin) đúc kết: Bên cạnh năng lực tay nghề thì giỏi ngoại ngữ là một lợi thế. Thực tế, sinh viên trường nghề ở Việt Nam có trình độ tay nghề không thua kém sinh viên trường nghề trên thế giới, song về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Biết ngoại ngữ để giao tiếp, trao đổi với chuyên gia và bạn bè quốc tế là cơ hội để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như bày tỏ quan điểm. “Đó cũng là lợi thế để khẳng định bản thân mình, tự tin với bài thi nghề. Tại đây, tôi cũng có thể giao lưu, tìm kiếm cơ hội việc làm với các công ty”, Toàn chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết để đảm bảo tay nghề cho đội ngũ lao động tại các khu chế xuất – khu công nghiệp, sở đã phối hợp với Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Các lớp bồi dưỡng được tổ chức tập trung tại DN, đảm bảo công nhân không phải mất thời gian đi lại. Hoạt động này cũng được các DN hưởng ứng bằng cách tạo điều kiện về thời gian, đảm bảo trả đủ lương cho công nhân. Đây là cách để giữ thợ giỏi, giải quyết bài toán thiếu hụt lao động cho DN.

Ông Lâm đề nghị các trường nghề cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác đào tạo, đặc biệt là với các trường nghề của Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… với mô hình đào tạo kép, mô hình Kosen. Đây là những mô hình đào tạo bám sát yêu cầu của DN, có sự tham gia của DN đã áp dụng hiệu quả tại Việt Nam, cung cấp thợ giỏi cho thị trường lao động. Theo khảo sát của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), người học được đào tạo theo các mô hình này, tỷ lệ có việc làm ngay sau tốt nghiệp khá cao. Đặc biệt là DN đánh giá cao về chất lượng, hơn 90% làm được việc ngay mà không phải mất thời gian đào tạo lại.

Trng Tri

Bình luận (0)