Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Nhóm ngành kỹ thuật: Cơ hội nghề nghiệp của nữ rộng hơn nam

Tạp Chí Giáo Dục

Gii t nhiên mun r sang xã hi có đưc không? N gii có cơ hi phát trin trong nhóm ngành k thut không?… Đó là nhng băn khoăn ca hc sinh Trưng THPT An Lc (Q.Bình Tân) trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc va qua.

Hc sinh Trưng THPT An Lc đt câu hi vi ban tư vn

Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

“Xác đnh hc đ có vic ch không phi hc… vì không có gì làm”

Giải đáp câu chuyện “học như thế nào để không thất nghiệp?”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho biết câu chuyện thất nghiệp không nằm ở yếu tố đầu vào, ngôi trường học tập, cũng không phụ thuộc quá nhiều vào lĩnh vực ngành nghề lựa chọn, mà chủ yếu lại phụ thuộc vào bản thân người học. “Doanh nghiệp họ “ăn muối nhiều hơn ăn cơm”. Vì vậy người lao động khó lòng dùng sự “giả tạo” để mong có được vị trí việc làm ngon. Do đó, ngay từ bây giờ các em phải xác định rằng học là để kiếm một công việc không chỉ nuôi sống bản thân mình mà còn phụng dưỡng cha mẹ, đóng góp cho xã hội… chứ không phải tiếp tục học là vì không có gì để làm. Khi nghiêm túc xác định như thế là các em đã nghiêm túc với chính tương lai của mình”, bà Tô Nhi A cho hay.

Bên cạnh sự nghiêm túc về ý nghĩa của việc học, để kiếm được một công việc tốt, lời khuyên của bà Tô Nhi A là cần phải nghiêm túc cả về thái độ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Theo đó, ngoài việc phải đạt về yêu cầu kiến thức, người học cần phải có phẩm chất, tính cách. Sự chỉn chu trong tính cách, sự nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, không ngừng học hỏi luôn được đánh giá cao.

Vậy làm thế nào để có thể xây dựng cho mình thái độ và kỹ năng chuyên nghiệp? Theo bà Tô Nhi A, không gì khác chính là tự bản thân mình phải chủ động. “Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, để hoàn thiện bản thân, các em nên tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Còn khi đã bước vào ĐH, đó chính là sự thông minh trong cách sử dụng quỹ thời gian. Trường ĐH không xài hết quỹ thời gian của các em, nếu bản thân thấy rằng mình cần nhiều thứ hơn thì tự lên kế hoạch để không ngừng học hỏi…”, bà Tô Nhi A nói.

Hc t nhiên, theo xã hi đưc không?

Với băn khoăn của học sinh rằng bản thân học giỏi các môn tự nhiên, có thể rẽ sang ngành xã hội được không? Giải đáp băn khoăn này, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông, UEF) cho biết tổ hợp môn thi không quyết định giá trị hành nghề. Điều quyết định chính nằm ở tố chất, khả năng, năng lực bản thân của người học. “Hiện nay các em học một ngành có thể làm được nhiều nghề. Không nhất thiết học tự nhiên thì ra trường phải làm trong lĩnh vực tự nhiên. Nhưng điều quan trọng là bản thân các em có đủ năng lực để theo được nhiều nghề hay không. Năng ở đây bao gồm cả kỹ năng mềm và khả năng tiếng Anh. Còn một khi đã có đủ đam mê, đủ năng lực thì cứ mạnh dạn theo đuổi, không phải ngần ngại gì”, ông Phạm Doãn Nguyên chia sẻ.

ThS. Phm Doãn Nguyên (Phó Giám đc Trung tâm Tư vn Tuyn sinh và Truyn thông, UEF) trao đi vi các em hc sinh v xu hưng la chn ngành ngh hin nay

Nêu quan điểm trước băn khoăn này, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cho rằng trước hết bản thân người học phải xác định được mình phù hợp với ngành nghề nào. Trong những nghề nghiệp đó, lựa ra lĩnh vực mà mình có tố chất nhất, và phải luôn tự đặt câu hỏi rằng “bản thân có thể làm được không?”. “Các em hãy căn cứ vào môn học mà mình mạnh nhất để chọn ra ngành học bản thân muốn theo đuổi. Tuy nhiên, không hẳn cứ phải mạnh ở lĩnh vực nào mới có thể theo lĩnh vực đó. Nếu các em có tố chất vẫn có thể theo được”, bà Lê Thị Thanh Mai nói.

Thông tin về ngành xã hội, bà Lê Thị Thanh Mai cho biết hiện nay nhiều trường ĐH có thêm tổ hợp xét tuyển mới, trong đó gồm cả môn tự nhiên như toán, văn, sử. Vì vậy, lời khuyên được bà Lê Thị Thanh Mai đưa ra là hãy tìm hiểu thật kỹ về các ngành mà mình muốn theo đuổi, xem có những trường nào đào tạo, bằng những tổ hợp nào để tìm ra cơ hội học tập cao nhất cho bản thân.

N gii theo hc nhóm ngành k thut đưc không?

Trả lời thắc mắc của các em học sinh nữ trong trường về nhóm ngành công nghệ kỹ thuật, ThS. Nguyễn Xuân Dung (Phó Trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh – Truyền thông, HUTECH) cho hay: “Thông thường học sinh có suy nghĩ rằng nhóm ngành công nghệ kỹ thuật dành cho nam giới, chỉ làm việc với máy móc, là những công việc khá nặng nhọc. Tuy nhiên, quan điểm đó ngày nay đã không còn phù hợp. Bởi xu hướng hiện đại, các nhóm ngành về công nghệ kỹ thuật không phải chỉ là học tập, làm việc với xưởng, với máy móc mà là tự động hóa, con người ít khi phải làm việc, thao tác với máy móc. “Vì vậy, các em nữ hoàn toàn có thể theo học, và hoàn toàn phù hợp. Thậm chí cơ hội nghề nghiệp của nữ còn mở ra rộng hơn nam”, bà Nguyễn Xuân Dung khẳng định.

Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)