Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhu cầu lao động giai đoạn 2018-2025: Trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti TP.HCM có 58 trưng ĐH, 50 trưng CĐ, 68 trưng trung cp (TC), 65 trung tâm giáo dc ngh nghip, 278 doanh nghip có đào to ngh và 59 cơ s khác có dy ngh. Hng năm ti TP.HCM, h thng đào to ĐH-CĐ-TC tuyn sinh đưc 175.000  ngưi. Trong đó, CĐ 35.000 ngưi, TC 25.000 ngưi. Cùng vi h ĐH và CĐ; 65 trung tâm giáo dc ngh nghip và 337 cơ s dy ngh thưng xuyên ngn hn hàng năm cho trên 400.000 lao đng.

Gi hc ti Trưng CĐ Công ngh Th Đc (TP.HCM)

 

Với số lượng đó, TP.HCM là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô đào tạo nguồn nhân lực. Tại khu vực Nam bộ, TP.HCM cũng là địa phương cung ứng 100% nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành  công nghệ kỹ thuật, nông – lâm – thủy sản, khoa học tự nhiên và y dược cho toàn vùng. Nhưng, một thực tế cho thấy giữa mục tiêu đào tạo của các trường hiện nay so với yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn của công việc vẫn tồn tại một khoảng cách.

Nền kinh tế xã hội của TP luôn thể hiện sự tăng trưởng, thị trường lao động TP có nhiều biến động, nhưng nhìn chung việc làm có xu hướng tăng qua các năm; trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân lao động tuy chưa đồng bộ với nhu cầu nhân lực, đặc biệt là theo quy hoạch phát triển nhân lực TP đến năm 2025-2030, TP phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ, nghịch lý về sự chênh lệch cung – cầu, mất cân đối giữa các ngành nghề vẫn đang diễn ra.

Năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại TP.HCM (bao gồm có bằng và không bằng hoặc chỉ có chứng chỉ nghề ngắn hạn) chiếm tỷ trọng 77,50% so tổng số lực lượng lao động TP. Năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo 81,81%.

Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp) tăng hằng năm, từ năm 2015 là 51,42% đến năm 2016 là 52,34% và năm 2017 là 53,93%. Cho thấy, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại TP.HCM ngày càng tăng. Trong đó lực lượng lao động có trình độ TC và  công nhân  kỹ thuật lành nghề chiếm 6% tổng lực lượng lao động, tỷ lệ này thấp hơn so với nhu cầu nhân lực  TC  bình quân 30% của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2013-2018, nhu cầu nhân lực trên địa bàn TP.HCM cần 280.000 chỗ làm việc trống (130.000 chỗ làm việc mới) bình quân mỗi năm.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy: nhu cầu nhân lực trình độ có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: Trình độ TC và Công nhân kỹ thuật lành nghề năm 2013 là 25,70%; năm 2018 trung bình 28,32%. Trình độ CĐ là 14,05% năm 2013; năm 2018 chiếm trung bình 15,66%. Trình độ ĐH trở lên là 14,87% năm 2013; năm 2018 tỷ lệ trung bình 17,49%.      

Trong giai đoạn 2018-2025 đến năm 2030, nhu cầu nhân lực tại TP.HCM dự báo mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc tăng thêm). Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%, trong đó nhu cầu nhân lực có sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ TC chiếm tỷ lệ 28%, trình độ CĐ chiếm 16%, trình độ ĐH trở lên chiếm 18%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 70%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 28%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 21%, 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 42%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 37%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng – pháp luật – hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.

Nhu cầu nhân lực trình độ TC chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo, có xu hướng tăng qua các năm và cao hơn nhiều so với nguồn cung nhân lực TC, chiếm trung bình 28,93% trong khi cung nhân lực chỉ chiếm khoảng 10%), chủ yếu  thiếu hụt nhân lực trình độ TC tập trung vào các nhóm ngành kỹ thuật như cơ khí – tự động hóa – luyện kim; điện – điện công nghiệp – điện lạnh; công nghệ thông tin; điện tử – cơ điện tử, xây dựng; điện – điện lạnh – điện công nghiệp, công nghệ thông tin; điện tử – viễn thông, du lịch – nhà  hàng – khách sạn.

Điều này cho thấy do hoạt động  phân luồng học sinh sau THCS chưa  đạt hiệu quả, dẫn đến hiện tượng đa số học sinh không có sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng, các ngành học bậc TC tại nhiều trường chỉ có vài trăm học sinh, dẫn đến mất cân đối ngành nghề nghiêm trọng trên thị trường lao động.

Những biện pháp tăng cường hiệu quả hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS:

1. Tăng cường thông tin định hướng xã hội không nên chú trọng học nghề theo giá trị bằng cấp, vì để tham gia được làm việc vào thị trường lao động là năng lực hành nghề, vì vậy bản thân người học sinh sau trung học cần chọn nghề học theo năng lực, điều kiện và xu hướng phát triển thị trường lao động.

2. Tăng cường hoạt động hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội, phụ huynh và học sinh, cần mở rộng đối với học sinh THCS vì nhiều học sinh sẽ không chuyển tiếp cấp III mà chuyển sang học nghề sơ cấp hoặc TC.

Tăng cường hướng nghiệp trong các trường THCS trên địa bàn TP.HCM:

– Xây dựng cổng thông tin hướng nghiệp TP.HCM kết nối với các trường THPT, THCS với cơ quan dự báo nhu cầu  nhân lục, hội giáo dục nghề nghiệp, các trường TC, dạy nghề và doanh nghiệp.

– Thực hiện chương trình hướng nghiệp tại các trường theo định kỳ hàng quý (đưa vào chính khóa và ngoại khóa). Xác định rõ con đường thành công và những thách thức của từng cấp trình độ nghề  ĐH-CĐ-TC-SCN  theo nhóm ngành nghề.

– Triển khai hoạt động tư vấn trắc nghiệm chọn nghề theo ngành quản lý giáo dục từng quận – huyện.

– Hình thành đội ngũ và đào tạo  đội ngũ chuyên môn về hướng nghiệp (mỗi trường 1 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).

3. Xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể và chỉ tiêu đào đạo của từng trường đào tạo nghề, gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo. Chỉ tiêu từng ngành đào tạo của trường ĐH-CĐ-TC và trường dạy nghề nên căn cứ vào nhu cầu lao động. Cơ quan quản lý tăng cường những cuộc khảo sát điều tra, dự báo xu hướng biến động về nhu cầu của từng lĩnh vực ngành nghề và công bố rộng rãi. Nhà trường, thí sinh và xã hội đều biết các thông tin này. Như thế sẽ góp phần điều chỉnh sự mất cân đối cung – cầu lao động.

Trần Anh Tun
(Phó Giám đc Trung tâm D báo
nhu c
u nhân lc và Thông tin
th
trưng lao đng TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)