Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhu cầu việc làm thêm tăng nhẹ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Do nh hưng dch Covid-19, k ngh Tết Nguyên đán năm 2021 ca sinh viên kéo dài thêm mt tun, mt s trưng đu tháng 3 mi cho sinh viên hc tp trung tr li. Nhu cu vic làm thêm ca sinh viên sau đó cũng tăng lên…


Sinh viên tìm kiếm thông tin vic làm ti Ngày hi vic làm do mt trưng thành viên ca ĐH Quc gia TP.HCM t chc

Trong tháng 3-2021, nhu cầu việc làm bán thời gian tăng nhẹ sau khi sinh viên nhập học trở lại. Trung tâm Hỗ trợ học sinh – sinh viên TP.HCM đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm cho sinh viên, xác định đây là nội dung trọng điểm trong đợt hoạt động của Tháng Thanh niên. Theo đó, trung tâm dự kiến giới thiệu 1.000 việc làm bán thời gian cho sinh viên.

Gii thiu vic làm trc tuyến đ phòng dch bnh

Ông Lê Nguyễn Nam (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh – sinh viên TP.HCM) cho biết để đảm bảo công tác phòng dịch Covid-19, trung tâm đã triển khai các hoạt động giới thiệu việc làm qua phần mềm trực tuyến (https://sac.vn). Tại đây, các đơn vị, doanh nghiệp… có thể đăng tải nhu cầu tuyển dụng; phía trung tâm thực hiện công tác khảo sát, thẩm định trước khi duyệt tải lên phần mềm. Những đầu việc bán thời gian, toàn thời gian được trung tâm đăng tải trên fanpage SAC-việc làm (https://www.facebook.com/sac.vieclam/); hỗ trợ tương tác trực tiếp giữa đơn vị tuyển dụng với sinh viên tìm việc. Fanpage cập nhật thường xuyên thông tin tuyển dụng và nhu cầu tìm việc của sinh viên, thu hút khoảng 1.500 lượt sinh viên tiếp cận mỗi ngày. Cũng theo ông Nam, hiện nay trung tâm đang giới thiệu nhiều đầu việc thời vụ như nhân viên phục vụ quán ăn (thù lao 20.000 – 40.000 đồng/giờ); phụ việc nhà (50.000 – 80.000 đồng/giờ); nhân viên PG, PB – tiếp thị, quảng bá sản phẩm (30.000 – 50.000 đồng/giờ); cộng tác viên đánh máy, thống kê, viết bài website (20.000 – 80.000 đồng/giờ), gia sư (150.000 – 200.000 đồng/giờ). Ngoài ra, trung tâm tiếp tục tiếp nhận đăng ký tham gia các đội nhóm việc làm như gia sư, lễ tân, phục vụ tiệc, phục vụ sự kiện… “Các sinh viên được trang bị kỹ năng nghiệp vụ cần thiết đối với từng đội nhóm nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, tuyển dụng gấp của các đơn vị, doanh nghiệp. Trung tâm thỏa thuận mức lương tối thiểu, đảm bảo quyền lợi của sinh viên khi cộng tác với các đơn vị, doanh nghiệp”, ông Nam nói.

Được biết, hiện nay hai lĩnh vực việc làm thêm đang có nhu cầu nhiều là gia sư và giúp việc nhà theo giờ; các gia đình, phụ huynh săn kiếm nhiều hơn. Đối với gia sư dạy tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiếng thì mức thù lao nằm trong khoảng 100.000 – 200.000 đồng/giờ. Đối với gia sư dạy tuần 5 buổi, mỗi buổi 1 tiếng thì mức thù lao từ 150.000 – 200.000 đồng. Tuy nhiên, khi mời gia sư, nhiều phụ huynh vẫn có hướng tập trung vào sinh viên các trường thuộc khối sư phạm nhiều hơn hoặc trường ĐH lớn khác có ngành học gần với môn cần dạy kèm. Còn vị trí nhân viên phục vụ quán ăn, phía tuyển dụng yêu cầu sinh viên siêng năng, chịu khó và chịu làm lâu dài, ổn định.

“Mang vic” v trưng cho sinh viên

Tại các trường ĐH, hoạt động kết nối doanh nghiệp, “mang việc” về trường giới thiệu cho sinh viên vẫn diễn ra thường xuyên trong năm. Riêng trong tuần cuối tháng 2 và đầu tháng 3, hoạt động này đã được khởi động trở lại. ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính Marketing) cho hay, hiện các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng sinh viên ở rất nhiều lĩnh vực như kinh doanh, tài chính – ngân hàng, marketing, bán hàng, kế toán, bất động sản, quản trị, thẩm định giá, thuế… Cụ thể, mỗi doanh nghiệp tuyển số lượng từ 20-30 vị trí công việc khác nhau, mức thù lao từ 6.000.000 đồng/tháng trở lên. “Các doanh nghiệp khi tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp từ CĐ trở lên; có chuyên môn, nghiệp vụ vững; kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt chú trọng thái độ làm việc trách nhiệm của các em”, ThS. Kim Phụng thông tin.

TP.HCM CN HƠN 70.000 CH LÀM TRONG QUÝ II

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong quý II-2021, TP.HCM cần khoảng 68.600 – 73.500 chỗ làm việc. Các doanh nghiệp ổn định sản xuất – kinh doanh, nhu cầu nhân lực chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động có trình độ, tay nghề, tập trung ở các ngành: Công nghệ thông tin – điện tử; cơ khí; hóa chất – nhựa – cao su; kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; dịch vụ cá nhân – chăm sóc sức khỏe và y tế; kế toán – kiểm toán; tài chính – tín dụng – ngân hàng; kinh doanh tài sản – bất động sản; du lịch – nhà hàng – khách sạn.


Đ
i din doanh nghip phng vn sinh viên ng tuyn công vic

Ông Nguyễn Bá Khoa (Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) chia sẻ, thông qua kết nối doanh nghiệp, hoạt động giới thiệu việc làm được trường thực hiện xuyên suốt đối với sinh viên. Trong tháng 3, bên cạnh giới thiệu nguồn việc cho sinh viên ứng tuyển trực tiếp, để phòng dịch Covid-19, trường còn giới thiệu việc làm trên kênh trực tuyến, đảm bảo an toàn cho sinh viên. Đến giữa tháng 3, trường đã giới thiệu được 107 ứng viên cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực công việc tập trung trực tiếp vào chuyên ngành các em đang theo học. Trong đó, 25 ứng viên toàn thời gian (lĩnh vực kỹ thuật môi trường, trắc địa, quản lý đất đai, bất động sản, công nghệ thông tin); 71 ứng viên bán thời gian (nhân viên kinh doanh, thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu) và 11 sinh viên thực tập (công nghệ thông tin, môi trường). Riêng trong tháng 3, doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển dụng khoảng 150 vị trí công việc, tập trung nhiều nhất vào các bộ phận: Nhân viên kinh doanh, trắc địa bản đồ, kỹ thuật môi trường, công nghệ thông tin, địa chất… Ông Khoa cho rằng một số yêu cầu mà doanh nghiệp tuyển dụng vẫn yêu cầu cao đối với sinh viên khi tham gia ứng tuyển chính là thái độ, kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng viết CV xin việc. Những yêu cầu này người học cần rèn luyện, trang bị để đạt được vị trí công việc mong muốn.

Thực tế, những năm gần đây các doanh nghiệp thường có nhu cầu tuyển dụng những ứng viên có trình độ cao, chuyên môn vững, kỹ năng lẫn thái độ tốt nhưng thực tế không phải lúc nào cũng tuyển được. Thậm chí, câu chuyện “thái độ” của người trẻ khi đi xin việc vẫn luôn là điều khiến nhiều nhà tuyển dụng liên tục phàn nàn. Đó là một phần lý do, nguồn việc thì có mà nhiều ứng viên vẫn… thất nghiệp do không đáp ứng được.

Bài, ảnh: M.Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)