Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những anh hùng xứ Nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

65 năm đã đi qua nhưng chiến thng Đin Biên Ph (7-5-1954/ 7-5-2019) vn thm tươi mt vành hoa đ trong trang sc Vit. Đ làm nên chiến công “lng ly năm châu chn đng đa cu” đã có biết bao tm gương anh dũng hy sinh vì tình yêu T quc.

C Phan Đình Giát, quê Cm Xuyên, Hà Tĩnh cùng tnh anh trai là lit sĩ Phan Đình Giót

Ly thân mình bt l châu mai

Lớn lên trong nghèo khó, các chàng trai xứ Nghệ hầu hết là người nông dân mặc áo lính ra đi vì lòng căm thù giặc và tinh thần yêu nước cao cả. Mấy đời chịu cảnh làm thuê cuốc mướn thân ngựa trâu tại vùng đất Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh nên Phan Đình Giót cùng đứa em trai sớm mồ côi cha mẹ phải chăn trâu ở đợ nhà địa chủ đã thấu hiểu cuộc sống cơ cực của người dân sống dưới đáy xã hội. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ như một cơ hội để cho cậu bé họ Phan “vươn vai thành Phù Đổng” để đi đánh giặc. Chỉ sau vài năm tham gia dân quân tự vệ, anh được toại nguyện khi được mặc bộ quân phục của bộ đội chủ lực năm 1950. Từ chiến dịch Trung Du, đôi chân của anh đã đi qua các trận đánh lớn sau đó như Tây Bắc, Hòa Bình và chiến dịch Điện Biên Phủ. Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Chiều 13-3-1954, tiếng súng quân ta đã bắt đầu vang lên ở đồi Him Lam để tiêu diệt quân thù. Các chiến sĩ Đại đội 58 lao lên mở đường dùng quả bộc phá thứ tám tấn công đồn thù. Sau khi đánh quả thứ chín,  Phan Đình Giót bị thương ở đùi nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều. Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi lấy đà lao người vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn. Phan Đình Giót hy sinh lúc 22 giờ 30 ngày 13-3-1954 lúc ở tuổi 34 trong niềm thương tiếc của đồng đội.

Ra đi trong nim vui chiến thng

Ngay từ khi còn nhỏ, Trần Can (sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) chỉ có một đam mê là thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc Tây cứu nước. Anh đã ba lần cầm bút viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội nhưng vì nhỏ con người ốm yếu nên đến lần thứ tư mới được chấp thuận. Anh mừng vui khôn tả vì ước mơ đã hóa thành sự thật. Đó là vào năm 1951. Trong trận đánh ác liệt trên đồi Him Lam mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao công việc chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lên đồn Pháp lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Hồ Chủ tịch. Đây là nhiệm vụ vinh quang nhưng vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Mặc cho hỏa lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh đã bất chấp tất cả dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhảy lên lô cốt cắm lá cờ. Chưa dừng lại ở đó, thừa thắng xông lên anh còn chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên và tịch thu nhiều vũ khí. Trong trận đánh điểm cao 507, anh dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh áp lá cà. Toàn đại đội bị tổn hao sinh lực, bản thân Trần Can cũng bị thương nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. Sáng hôm sau, quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bại quân ta, giành cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh. Anh đã hy sinh anh dũng sáng 7-5-1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Nguyn Phương Đăng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)