Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Những bằng chứng cho thấy sao Thủy không phải là một hành tinh chết

Tạp Chí Giáo Dục

Sao Thủy là hành tinh bên trong cùng của Hệ Mặt Trời, nó là một khối cầu bằng đất đá khổng lồ với bề mặt khô cằn xấu xí. Tuy nhiên, với những phát hiện mới đây của các nhà khoa học, nó không phải một hành tinh chết, mà đang hoạt động âm ỉ bên dưới mặt đất.
Các nhà khoa học dựa vào dữ liệu thu thập được từ tàu vũ trụ MESSENGER của NASA đã phát hiện sao Thủy cũng chứa nước đóng băng với các chất hữu cơ bên trong. Các phát hiện này khiến nó trở thành một hành tinh sống rất năng động.
Mô phỏng tàu thăm dò MESSENGER của NASA đang khảo sát Sao Thủy.
Mô phỏng tàu thăm dò MESSENGER của NASA đang khảo sát Sao Thủy.
1. Thung lũng vĩ đại
Tàu thăm dò MESSENGER của NASA tìm thấy một thung lũng trên sao Thủy, nó to lớn hơn cả hẻm núi sâu Grand Canyon trên Trái Đất. Nó có lẽ được hình thành khi thạch quyển rắn của sao Thủy bắt đầu cứng lại và mát hơn từ 3 hoặc 4 tỷ năm trước đây.
Với chiều rộng 400 km và chiều dài 965 km cùng độ sâu gấp hai lần so với Grand Canyon, nếu đặt nó trên Trái Đất, nó sẽ trải dài một khoảng cách tương đương từ Washington DC tới thành phố New York và vươn xa hơn tới Detroit, bang Michigan.
Những thung lũng rộng lớn của sao Thủy.
Những thung lũng rộng lớn của sao Thủy.
Khi phát hiện ra thung lũng này, nó đặt ra thách thức cho các nhà khoa học. Thung lũng này mâu thuẫn với giả thuyết trước đó, cho rằng sao Thủy chỉ hoạt động một thời gian sau khi nó được hình thành. Cũng có vài khu vực trên sao Thủy cho thấy dường như nó có các núi lửa, tức phải có hoạt động địa chất trên hành tinh này.
"Mọi người đều nghĩ rằng sao Thủy là một hành tinh rất lạnh lẽo. Nhưng thật ra sao Thủy đang dần trở nên ấm hơn trong thời gian sau này của sự hình thành hành tinh", đồng tác giả nghiên cứu, ông Laurent Montesi, một phó giáo sư địa chất tại Đại học Maryland, cho biết trong một thông cáo.
2. Lưu vực núi lửa
Lưu vực Caloris là một trong những địa điểm bị tác động mạnh nhất từng được biết tới trong Hệ Mặt Trời. Nó được phát hiện vào năm 1974 khi tàu Mariner 10 bay ngang qua sao Thủy, nhưng chỉ một nửa lưu vực được chiếu sáng vào lúc đó.
Khi tàu MESSENGER bay qua sao Thủy lần đầu tiên, nó đã có thể quan sát toàn bộ vùng lưu vực và dữ liệu quan sát cho ta giả thuyết rằng nơi đây đã có một lịch sử lâu dài về núi lửa.
Lưu vực núi lửa Caloris rộng lớn với bằng chứng được cho là đã từng có những vụ phun trào dung nham ở nơi đây
Lưu vực núi lửa Caloris rộng lớn với bằng chứng được cho là đã từng có những vụ phun trào dung nham ở nơi đây.
Nhìn cụ thể hơn vào khu vực lưu vực, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng dung nham chảy ra từ tâm của lưu vực khi có một khu vực rộng khoảng 1500 km bao xung quanh tâm này. Dung nham bao phủ một lớp dày đến 3,5 km.
3. Có các hoạt động địa chất
Trong một năm rưỡi hoạt động, tàu MESSENGER đã bay thấp và có thể nhìn thấy bề mặt sao Thủy một cách rất chi tiết. Một trong những thứ mà nó đã thấy được là những vách núi nhỏ có tuổi rất trẻ vì nhiều miệng núi lửa nằm trên chúng vẫn chưa bị phai nhòa bởi thời gian.
Khi phát hiện những vách núi trẻ được phát hiện trên sao Thủy, các nhà khoa học đặt câu hỏi phải có hoạt động địa chất mới tạo ra chúng được.
Khi phát hiện những vách núi trẻ được phát hiện trên sao Thủy, các nhà khoa học đặt câu hỏi phải có hoạt động địa chất mới tạo ra chúng được.
"Những vách núi trẻ có nghĩa rằng sao Thủy cũng như Trái đất là những hành tinh hoạt động rất năng động, vì một số lý do khiến sao Thủy trở nên trầm hơn và giảm đi các dấu hiệu hoạt động như ở Trái đất", tác giả chính của nghiên cứu, ông Tom Watters đến từ Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia, cho biết trong một thông cáo.
4. Nước đóng băng
Với sự hỗ trợ khá lớn bởi các quan sát radar từ Trái đất, tàu MESSENGER khẳng định có nhiều khả năng nước đóng băng đang tồn tại trên cực của sao Thủy. Điều này được kết luận từ ba giả thuyết khác nhau: lượng khí hydro khá dồi dào được đo đạc bởi chính tàu MESSENGER, sự phản xạ lại các tín hiệu vô tuyến khi tàu thăm dò ở vùng cực, các mô hình nhiệt tại cực khác biệt so với những vùng khác trên sao Thủy.
Vùng cực của sao Thủy có thể tồn tại nước ở dạng đóng băng.
Vùng cực của sao Thủy có thể tồn tại nước ở dạng đóng băng. 
"Dựa vào các dữ liệu quan sát và khảo sát cho thấy rằng có một lớp hydro dày hàng chục centimet nằm bên dưới một lớp surficial dày từ 10 đến 20 cm và ít hydro hơn. Ngoài ra, còn có một lớp hydro thấp ở bề mặt có thể tạo thành nước thuần khiết ở dạng đóng băng", nhà khoa học David Lawrance tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Hopkins cho biết.
5. Hợp chất hữu cơ
Các nhà khoa học nhận thấy một thứ gì đó khi khảo sát các lớp băng trên sao Thủy. Dù nước đã đóng băng trong lạnh giá, nhưng họ vẫn phát hiện hơi ấm tỏa ra từ chúng. Các nhà khoa học tin rằng những vật chất bí ẩn này có chứa các hợp chất hữu cơ đến từ những thiên thạch hay sao chổi khi chúng va chạm với sao Thủy.
Có thể tồn tại hợp chất hữu cơ trên sao Thủy, chúng đến từ những thiên thạch xa xôi trong Hệ Mặt Trời.
Có thể tồn tại hợp chất hữu cơ trên sao Thủy, chúng đến từ những thiên thạch xa xôi trong Hệ Mặt Trời.
Hợp chất hữu cơ được coi là một trong những viên gạch cốt lõi để xây dựng nên sự sống, nhưng chúng không phải là yếu tố duy nhất để tạo nên sự sống. Hợp chất hữu cơ đã được tìm thấy trên các sao chổi, hành tinh sao Hỏa và vệ tinh Titan của sao Thổ.
Những hợp chất hữu cơ được phát hiện từ trước đến nay đều là những chất lỏng có phản ứng hóa học tiền sinh học, điều đó có nghĩa là chúng trở thành tiền đề để tạo ra các phản ứng sự sống và duy trì sự sống sau này.
TT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)