Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin

Tạp Chí Giáo Dục

Ăn thực phẩm đóng gói, hoặc thức ăn nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây ra thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Kéo dài tình trạng thiếu chất dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.

Đó là lý do tại sao cần nhận biết những dấu hiệu của thiếu hụt vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trước khi quá muộn. Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin và cách xử lý, theo naturalnews.
Tê bàn tay, bàn chân có thể do thiếu vitamin B - Ảnh: Shutterstock
Tê bàn tay, bàn chân có thể do thiếu vitamin B – Ảnh: Shutterstock

Tê và ngứa ran ở bàn chân, bàn tay
Nếu tê và ngứa ran bàn chân, bàn tay hoặc các khu vực khác trên cơ thể, nhiều khả năng bạn thiếu hụt vitamin B như B12, B6 và B9 (axit folic). Thiếu vitamin B có thể gây ra những cảm giác này từ các dây thần kinh ngoại vi nằm cạnh da. Thiếu vitamin B cũng có thể gây ra trầm cảm, mệt mỏi, thiếu máu và mất cân bằng hoóc môn. Thiếu vitamin B được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Bell’s Palsy – tê liệt dây thần kinh mặt.
Ăn nhiều đậu, măng tây, củ cải, sò, trứng và các loại thực phẩm khác giàu vitamin B.
Nứt và đỏ ở góc miệng
Nứt và đỏ ở góc miệng là do thiếu các chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin nhóm B như niacin (B3), riboflavin (B2), và B12 cũng như sắt. Những người ăn chay và những người đang ăn kiêng giảm cân có thể dễ phát triển tình trạng này. Cắt giảm protein có thể gây giảm chất sắt cần thiết, B12 và kẽm.
Ăn các thực phẩm giàu protein như đậu phộng, đậu lăng, trứng, cá hồi, cá ngừ và gia cầm. Nếu ăn chay, bạn sẽ cần phải tăng tiêu thụ các protein từ thực vật. Ngoài ra, để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn cần sự hỗ trợ từ vitamin C, vì vậy hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C cùng với các loại thực phẩm protein. Các loại rau như cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ rất giàu vitamin C.
Mụn trứng cá ở trên má
Tình trạng trên cho thấy bạn thiếu vitamin D và A cũng như các axit béo quan trọng. Tăng tiêu thụ các chất béo lành mạnh bằng cách ăn các loại quả hạch, hạt và cá. Ngoài ra, ăn nhiều các loại rau lá xanh cũng như các loại rau có màu tươi sáng như khoai lang và cà rốt.

Đường lằn trên móng tay
Đường lằn hoặc lõm trên móng tay có thể chỉ ra bạn suy dinh dưỡng, các vấn đề tuần hoàn hoặc tiểu đường. Đường chạy qua móng tay từ bên này sang bên kia có thể do thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12. Ngoài ra, thiếu vitamin C, kẽm và canxi có thể đóng góp vào tình trạng móng tay có lằn hoặc lõm.
Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu protein, vitamin và khoáng chất có thể giúp ngăn chặn các đường lằn móng tay. Thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau xanh có thể cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng.
Rụng tóc và nổi mẩn đỏ trên má
Thiếu vitamin B, đặc biệt B7 (biotin) có thể là thủ phạm khiến bạn rụng tóc và nổi mẩn đỏ trên má. Biotin được biết đến như là loại "vitamin tóc”, vì vậy, bạn phải bổ sung biotin để có mái tóc và làn da khỏe mạnh.
Luôn ăn các thức ăn như súp lơ, bơ, chuối, cá hồi, trứng nấu chín (trứng sống ức chế hấp thu biotin), các loại quả hạch và đậu nành.

Ngọc Lam (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)