Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những cái khó của việc dạy và học văn…

Tạp Chí Giáo Dục

Mt gi hc văn ca cô trò  TP.HCM

Dù đã rời bục giảng, nhưng tôi vẫn luôn quan tâm đến việc dạy văn hiện nay trong nhà trường. Mới đây, khi gặp một số thầy cô dạy văn ở một trường THPT, tôi có đưa vấn đề dạy văn hiện nay thì đa số cho là gặp nhiều cái khó so với những năm về trước…

Về mặt xã hội, kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực đời sống, trong đó có việc dạy và học nói chung; dạy và học môn văn nói riêng. Cuộc sống ngoài xã hội lúc nào cũng hối hả, gấp gáp từ sáng tới tối. Trí óc con người hầu như ít được nghỉ ngơi, ít được thư giãn để hồi phục… Các bậc phụ huynh, nếu làm kinh tế thì mải mê lo chuyện kinh doanh, chuyện học hành của con cái thì “trăm sự nhờ cô, nhờ thầy”!

Song song đó, trên mạng internet, mạng xã hội tràn ngập những thông tin làm nhiễu loạn môi trường văn học chân chính! Nếu không có đủ bản lĩnh, không đủ trình độ tiếp nhận sẽ bị những thông tin “ngoài luồng” này tác động; gây khó khăn cho việc học văn trong nhà trường.

Đối với các bậc phụ huynh, do “định hướng” cho con sẽ vào những ngành “ngon lành” như y dược, ngân hàng… nên họ “khuyên” con tập trung vào những môn tự nhiên; còn môn văn thì “năm, sáu điểm được rồi”. Thậm chí, khi con được chọn vào đội tuyển dự thi môn văn thì phụ huynh nháo nhào lên, chạy tới trường xin cho con nghỉ vào đội tuyển “vì lý do sức khỏe” rồi đưa ra những giấy “chứng nhận” của bác sĩ để làm chứng!

Một cô giáo dạy văn có thâm niên gần 15 năm cho biết: “Học sinh bây giờ cái “tôi” lớn lắm! Làm việc gì cũng so đo, tính toán chi li được cái gì, mất cái gì rồi mới làm!”. Cô nói nhiều giờ văn, em chỉ mong cho xong bài vì mình đã cố gắng; nêu vấn đề cho các em thảo luận, phát biểu mà các em chẳng hứng thú học, trả lời cho có mà thôi.

Nói gì thì nói, người dạy văn vẫn phải dạy và vấn đề đặt ra là dạy thế nào cho sinh động, hấp dẫn? Theo tôi, trước hết là giáo viên dứt khoát phải tự làm mới mình qua từng bài giảng cụ thể. Không nên thụ động vào sách giáo khoa, vào hướng dẫn nhiều vì điều kiện cụ thể của mỗi trường một khác. Phải cực kỳ sáng tạo, không đi theo lối mòn lâu nay mà phải mở lối đi khác, dẫn dắt các em cùng đi qua từng cánh đồng, từng khu rừng tác phẩm để thấy được cái hay, cái đẹp còn ẩn giấu…

Phải chủ động tìm tòi, say mê tìm hiểu, tích lũy tài liệu chính thống về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; vị trí đoạn trích trong tác phẩm… để giờ dạy thêm phần phong phú, sinh động. Có như vậy thì học sinh sẽ hứng thú với cái mới, cái hay mà trong sách không có, trên mạng không có… Xin nhắc lại: nếu không muốn bị đào thải khỏi guồng quay nghiệt ngã của công việc dạy văn; giáo viên văn phải tự đổi mới mình, tự mình nâng tầm mình lên…

Về phía học sinh, cũng cần có sự đổi mới, làm mới đồng bộ. GV cần ra chủ đề trước, soạn câu hỏi trên cơ sở “hướng dẫn học bài” để các em chuẩn bị. Sự tương tác phải từ hai phía thì bài học mới có kết quả tốt. Giờ học phải quan sát, bắt buộc các em đều phải làm việc; sự dẫn dắt của giáo viên cũng rất cần nghệ thuật để giờ học luôn sôi nổi, vui tươi…

Lê Đc Đng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)