Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những cánh thư đặc biệt…

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thng tưng, vào mt bui sm, khi đang mi miết trong cuc mưu sinh, bng dưng, bn nhn đưc mt cánh thư tay đt ngoài bu ca. Hn bn s thy đi vui biết my… Đó chính là d án “Có thư ngoài ca”, do thy Đ Đc Anh, cô Lê Cúc Anh (giáo viên ng văn Trưng THPT Bùi Th Xuân) cùng hc sinh lp 10A9, 10A12 trong trưng thc hin.

Anh Minh bo v dân ph – ngưi nhn đưc bc thư “đc bit” t mt em HS Trưng THPT Bùi Th Xuân

Với dự án “Có thư ngoài cửa”, 50 cánh thư đặc biệt như thế đã được trao tay những con người bình dị làm công việc đời thường, tựa một lời cảm ơn, sự tri ân chân thành nhất. Họ là người lao công, thợ sửa xe, thợ sửa ống nước, anh lính cứu hỏa hay ông bán kẹo bông gòn, thậm chí đơn thuần chỉ là một người mẹ trẻ đang lúng túng khi lần đầu làm mẹ… nhưng trên tất cả, họ lại đang miệt mài trong hành trình truyền lửa, tiếp thêm động lực để người trẻ tin vào những việc tử tế, những con người tử tế đâu đó vẫn tồn tại trong xã hội.

Gi thư cho ngưi l

Xuất phát từ câu chuyện đẹp về một người họa sĩ trẻ ở tận trời Âu đã vẽ rất nhiều tranh và để lại ga tàu điện ngầm, ghế đá công viên kèm theo lời đề tặng gửi tặng bất cứ người nào ngang qua, thầy Đức Anh nhận ra rằng, thay vì những bức tranh thì những lá thư cũng có sức mạnh làm “ấm lòng” như thế. “Có thư ngoài cửa ra đời như thế. Nhưng thay vì gửi cho người nào đó bất kỳ, những cánh thư sẽ được viết đề tặng cho một con người xác thực, bình dị, mang những giá trị về lòng tử tế ngay trong cuộc sống này”, thầy Đức Anh chia sẻ.

Để thực hiện dự án, học sinh mỗi lớp được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm 5 nhân vật đời thường đang ngày đêm thầm lặng cống hiến, làm đẹp cho xã hội, mỗi nhân vật sẽ được gửi tặng một lá thư. “Những bức thư không phải là những lời sáo rỗng mà đơn giản chỉ là những điều thật tâm, những cảm nhận của học trò. Đó có thể là những nhân vật mà các em đã từng gắn bó, đã hiểu, nhưng cũng có thể là nhân vật mà các em tìm hiểu được qua mạng xã hội. Để thư có sự chân thật nhất, các em sẽ phải trải qua một khoảng thời gian tiếp cận, làm quen, tìm hiểu về nhân vật”, thầy Đức Anh giới thiệu.

Sau khoảng thời gian làm quen, học sinh sẽ có nhiệm vụ chụp một bức ảnh về một khoảnh khắc mà nhân vật đang làm việt tốt của họ. Bức ảnh này sẽ được kèm vào trong bức thư để gửi tặng nhân vật.

Trên 90% các bức thư không dán tem, đây là điểm đặc biệt của dự án, ngoại trừ một vài ngoại lệ. Thư không dán tem tạo sự gần gũi, chân thực khi trao tận tay người nhận, tạo sự gắn kết giữa người viết và người gửi”, cô Lê Cúc Anh, đồng dự án chia sẻ.

Đó là bức thư cậu bạn Mai Trí Dũng (lớp 10A9) gửi tặng cho ba mình, những lời mà cậu đã “giấu” suốt bao nhiêu năm. “Năm lớp 7, ba mẹ em ly hôn. Rồi ba em tái hôn, qua Mỹ sống. Em đã rất giận ba, tưởng như sẽ không bao giờ tha thứ cho ba. Nhưng có lẽ thời gian đã giúp làm những vết thương bớt đau hơn thì phải. Giờ khi đã lớn, suy nghĩ trưởng thành hơn, em lại cảm thấy thương ba. Bức thư như sự trải lòng, lời tâm sự giữa hai người đàn ông”.

Hay bức thư gửi cho một người mẹ trẻ đang lúng túng trong hành trình lần đầu làm mẹ tại Tiền Giang. Ở đó là sự sẻ chia, đồng cảm, lời nhắn gửi chị vững vàng trong sứ mệnh thiêng liêng đó. “Chị ấy ở Tiền Giang nên có lẽ bức thư sẽ được dán tem để gửi về cho chị”.

Còn là những bức thư được các em viết để gửi cho chính mình trong tương lai, gửi cho những “hồi ức đẹp” trong ký ức tuổi thơ của mình, gửi đến cô lao công, cô giám thị trong trường, cho bác bảo vệ dân phố, những người lính cứu hỏa… “Là những con người bình dị nhưng nghĩa cử lại cao đẹp, với những việc tử tế”, cô Cúc Anh cho hay.

“Suốt những năm học cấp 2, người luôn tạo ra những niềm vui thơ ngây cho tụi học trò chúng em chính là ông bán kẹo bông gòn trước cổng trường. Hình ảnh ông luôn gợi ra những kỷ niệm với chúng bạn, sự ngây thơ, nụ cười… Cho đến tận bây giờ, đó vẫn là hồi ức đẹp trong em. Em viết thư gửi cụ như gửi đến một người ông, cảm ơn ông về những kỷ niệm, về thứ tình cảm ấm áp mà ông đã tạo ra trong lũ học trò ngày ấy”, Nguyễn Trần Tấn Phát (lớp 10A9) xúc động.

Hc sinh Trưng THPT Bùi Th Xuân trin khai d án “Có thư ngoài ca”

Còn Phạm Gia Huy (lớp 10A12) lại gửi thư cho… chính mình của 15 năm sau với lời nhắn gửi đến người đàn ông 30 tuổi hãy “ráng đứng vững trên mọi nẻo đường, ráng cống hiến cho đất nước, cho gia đình và vì những người thân yêu với sức trẻ của mình”.

Đó còn là bức thư tri ân gửi đến cô Phụng lao công với gần 30 năm gắn bó với trường, miệt mài giữ cho ngôi trường luôn sạch đẹp để học trò vui chơi, học tập. Gửi đến bác Minh bảo vệ dân phố luôn thích làm “việc bao đồng”, ngày nào cũng chăm chăm đợi lũ học trò tan lớp để dắt qua đường” vì sợ tụi nhỏ gặp nguy hiểm”…

Hòm thư ch và tình ngưi lan ta

T nhng bc thư, d án s in 1.000 cun sách đ gây qu giúp chính nhng nhân vt trong thư và nhng ngưi có hoàn cnh khó khăn ngoài TP.HCM. “Dy các em v tình tương thân tương ái, rng bt c đâu cũng có nhng ngưi đang cn chúng ta s chia và giúp đ”, thy Đc Anh nhn nh.

Song song với viết thư gửi cho “người lạ”, dự án còn xây dựng 2 hòm thư chờ đặt ở trước cửa lớp 10A9 và 10A12, để chờ những bức thư, những lời nhắn gửi thầm kín mà có thể sẽ không bao giờ dám trao đi. “Hy vọng sẽ là nơi để học sinh toàn trường trao gửi, cởi bỏ những điều thầm kín nhất”, cô Cúc Anh kỳ vọng.

Mất hơn 1 tháng mới gặp lại ký ức “cụ ông bán kẹo bông gòn” nhưng với Tấn Phát, niềm vui sướng nhất là được nhìn thấy cụ vẫn mạnh khỏe dù tuổi đã cao. “Trao lá thư đến cụ, nhìn cụ đọc thư bỗng thấy lòng mình rưng rưng vậy. Cụ đã giúp cho bao đứa trẻ như mình có ký ức đẹp”.

“Cái cách chú Minh ngồi đọc thư như người ta đang trân trọng điều gì lớn lao lắm vậy. Chú nói, đây là lần đầu tiên chú nhận được một bức thư. Chú không nghĩ việc mình làm lại khiến “tụi nhỏ” cảm kích vậy”, Đức Đại kể lại.

Theo thầy Đức Anh, những bức thư chỉ là “cái cớ” để các em gửi lời cảm ơn đến “người dưng” vì những việc tử tế của họ, giúp các em có niềm tin, nuôi dưỡng vào những việc tử tế, những người tử tế và nhân rộng những việc tử tế “Cũng là cách để môn văn đời hơn, gần gũi hơn”.

Bài, nh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)