Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Những câu chuyện giáo dục thấm thía của cổ nhân

Tạp Chí Giáo Dục

Ngưi xưa thưng dùng nhng câu chuyn đ giáo dc con cái. Nhng câu chuyn y có th là thc tế lch s hoc hư cu. Song chung quy li đu hưng đến vic giáo dc ngưi tr theo chun mc ca truyn thng văn hóa Á Đông, vn coi trng đo lý làm ngưi, gm trong nhng ch “nhân, l, nghĩa, trí, tín” hay “trung, hiếu, tiết, hnh”.


Hc sinh hc lch s qua tranh v (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Tiếc thay, vì nó là “cựu học” nên ngày nay ít người chú ý đến. Tuy nhiên, nếu bình tâm nhìn lại, ta sẽ ngỡ ngàng trước ý nghĩa giáo dục sâu sắc từ những câu chuyện của người xưa. 

T câu chuyn “Ni cơm Khng T”…

Nguyên văn câu chuyện như sau: Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong nhóm học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất. Thời ấy, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi, nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, tất cả đều quyết tâm theo thầy. Ngày đầu đến nước Tề, có nhà hào phú đem biếu thầy trò ít gạo. Khổng Tử phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau. Còn Nhan Hồi đảm nhận thổi cơm. Thời buổi khó khăn, cũng cần đến người quân tử thổi cơm cho chắc. Khổng Tử yên tâm đọc sách nhà trên, cách một sân nhỏ, đối diện nhà bếp Nhan Hồi thổi cơm. Bỗng nghe tiếng “cộp” từ bếp vọng lên, Khổng Tử liếc mắt nhìn xuống. Thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm, nắm lại từng nắm đưa cơm lên miệng, ông thất vọng thở dài, ngửa mặt lên trời than rằng: “Chao ôi! Học trò quý nhất của ta mà lại ăn vụng thầy bạn. Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó vậy là tiêu tan”.
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh hái rau mang về. Nhan Hồi luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ. Một lát sau rau chín, Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên. Tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử dùng bữa. Khổng Tử ngồi dậy nói rằng: “Chúng ta đi từ Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc đói khổ, các con vẫn giữ lòng thành. Ngày đầu tiên đến đất Tề lại may mắn được bữa cơm, thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, cha mẹ. Muốn xới ít cơm mang cúng, các con thấy có nên không?”. Trừ Nhan Hồi im lặng, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”. Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”. Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì, ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch”. Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”. Nhan Hồi thưa: “Dạ, khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên trần nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định bỏ đi, nhưng lại nghĩ: cơm ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này sẽ mất đi một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em. Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và… thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”. Nghe Nhan Hồi nói xong, hiểu rõ ràng sự việc, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt tý nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”.
Người xưa có câu “nhãn kiến vi thực” (mắt nhìn thấy thì mới là thật) hay “trăm nghe không bằng một thấy”. Nhưng thực tế không hề đơn giản như thế, vì nhiều khi dù chính mắt ta thấy đấy cũng chưa chắc đã là sự thật. Cho nên, đừng vội vàng  phán xét người khác bằng con “mắt thường”.

… Đến sách “C hc tinh hoa”

Tôi có người bạn vong niên là một giáo viên dạy toán ở miền Nam trước năm 1975. Mỗi lần trò chuyện, anh thường hay nhắc đến những bài học của người xưa trong cuốn “Cổ học tinh hoa” (Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân). Tò mò tìm đọc, tôi bị cuốn hút hoàn toàn bởi ý nghĩa giáo dục sâu sắc của từng câu chuyện trong sách. Nếu gộp chung cả quyển thượng và quyển hạ thì sách có tổng cộng 127 (có bản là 250) câu chuyện giáo dục tinh hoa. “Đây là tuyển tập tiểu phẩm văn xuôi, ngắn gọn, súc tích tương tự như những truyện ngụ ngôn. Trong những điều đáng suy ngẫm, chúng ta có thể bắt gặp tư tưởng lớn của bách gia chư tử, như Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử…” (Lời giới thiệu, Cổ học tinh hoa, Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân, NXB Văn học, HN, 2001).


Sách “C
 hc tinh hoa”

Không có chuyện đời, chuyện người, chuyện tâm lý, giao tiếp, ứng xử nào mà không được nhắc đến trong sách. Từ những chuyện nhẹ nhàng, đơn giản như sự thủy chung (Không quên được cái cũ), đến cách ứng xử khác nhau giữa “mất” và “được” của người làm quan như trở bàn tay, đáng để ta học hỏi (Cái được, cái mất của người làm quan), hay ranh giới chân lý đúng sai là mong manh tùy thuộc vào điểm nhìn mỗi người như chuyện “Mặt trời xa, gần”… Hoặc như chuyện “Mất búa”, cực đơn giản nhưng cứ như quanh quẩn đâu đây trong đời sống chúng ta: “Có người đánh mất cái búa, ngờ đứa con nhà láng giềng lấy trộm. Anh ta trông dáng nó đi, rõ ra đứa ăn trộm búa; nhìn vẻ mặt nó, rõ ra đứa ăn trộm búa; thấy nó cất nhắc, hành động, không tý gì là không rõ ra một đứa ăn trộm búa cả… Được một lúc, người ấy bới trong hố lại thấy cái búa. Thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng, ngôn ngữ, cử chỉ lại không một tý gì là giống đứa ăn trộm búa nữa”.

Trong bài thơ “Khóc Dương Khuê”, Nguyễn Khuyến đã từng nhắc đến tình bạn tri kỷ sâu nặng giữa Trần Phồn và Từ Trĩ, Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Nhưng có thêm một câu chuyện (Tri kỷ) cũng sâu sắc không kém về tình tri kỷ trong “Cổ học tinh hoa” là tình bạn giữa Quản Trọng và Bảo Thúc: “Bảo Thúc chết, Quản Trọng khóc như mưa. Có người hỏi, không là họ hàng sao thương khóc quá như vậy. Quản Trọng nói: Ngươi không rõ, để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốn khó, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế. Ta ở chợ búa thường bị lắm kẻ dọa nạt, Bảo Thúc không cho ta là nhát, biết ta có lượng bao dung. Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúc không may nên công việc thành hay bại. Ta, ba lần ra làm quan, ba lần bị bãi, Bảo Thúc không cho ta là bất tiếu (người không ra gì), biết ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi. Ta ra trận ba lần đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta còn mẹ già phải phụng dưỡng…, sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc”. Ở đời tìm được người hiểu được căn nguyên cái sai, cái xấu của người khác để chấp nhận, tha thứ, làm bạn tri kỷ thật khó vậy thay!

Trn Ngc Tun

 

 

Bình luận (0)