Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những chiếc khẩu trang nghĩa tình

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trưc nhu cu s dng khu trang ngày càng nhiu, Trung tâm Công tác xã hi Thanh niên TP.HCM cùng vi các tình nguyn viên đã thc hin chương trình may khu trang vi tng min phí cho ngưi dân phòng chng dch Covid-19.

Chương trình may khu trang vi ca Trung tâm Công tác xã hi Thanh niên TP.HCM thu hút mi thành phn tham gia

1.Hơn một tuần qua, Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên TP.HCM là địa điểm để các tình nguyện viên tụ lại với nhau vẽ vẽ, cắt cắt, may những chiếc khẩu trang vải bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch. Loại khẩu trang này khác hẳn với hàng bán ngoài chợ vì có đường may cẩn thận, ôm vừa vặn khuôn mặt, lớp lót bên trong luôn được làm từ loại vải mỏng mịn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Theo đó quá trình may khẩu trang diễn ra từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Dù có phần hơi vất vả, nhưng các tình nguyện viên vẫn vui vẻ, hào hứng vì việc làm của mình có ích cho cộng đồng, xã hội. Là người đảm nhận công đoạn vắt sổ những chiếc khẩu trang vải, chị Văn Thùy Bích Lan Thanh (35 tuổi), chia sẻ: “Mình vốn là nhân viên kế toán nên thật tình không biết may vá gì cả. Tuy nhiên, khi nghe có chương trình may khẩu trang vải tặng cho cộng đồng phòng chống dịch Covid-19 nên mình tranh thủ thời gian rảnh tình nguyện tham gia để góp công”.

Điều khiến nhiều người thán phục là chương trình may khẩu trang vải này không chỉ thu hút tình nguyện viên là nữ mà còn có cả các anh nam. Dù không khéo léo, tỉ mỉ, có người thì chưa từng may vá gì như những chị em phụ nữ, nhưng các anh trai cũng góp phần tạo nên những chiếc khẩu trang thấm đậm nghĩa tình, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người dân giữa mùa dịch bệnh. Đang cặm cụi may từng đường chỉ cho chiếc khẩu trang, anh Đỗ Tấn Vinh (cán bộ Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên TP.HCM) cho biết: “Sau khi những chiếc khẩu trang hoàn thiện, mọi người đem đi giặt, sát khuẩn, bỏ vào túi rồi mới phát cho những tiểu thương ở chợ, tài xế xe ôm, tài xế taxi, công nhân vệ sinh… phòng dịch Covid-19 bởi vì mỗi ngày họ tiếp xúc với rất nhiều người. Trong đợt này, chúng tôi sẽ may 12.000 chiếc khẩu trang. Nếu phát hết, nhu cầu của mọi người tăng cao chúng tôi sẽ triển khai may tiếp” – anh Vinh chia sẻ.

2.Không chỉ là người vận động, tập hợp những người tình nguyện tham gia chương trình may khẩu trang vải để tặng miễn phí cho cộng đồng, anh Võ Quốc Bình (Đội trưởng Đội công tác xã hội thanh niên TP.HCM) cũng là người trực tiếp ngồi vào bàn máy may để may từng chiếc khẩu trang. Có những người ở xa, nhưng cũng dành thời gian tới hỗ trợ may khẩu trang. Ngày nào có nhiều tình nguyện viên thì ngày đó lượng khẩu trang may được nhiều hơn.

Tại khu vực may khẩu trang vải còn có cả người lớn tuổi, những người cách xa trung tâm TP.HCM hàng chục cây số nhưng vẫn “đèo” xe máy xuống trung tâm để hỗ trợ. Cô Phan Mỹ Lệ (60 tuổi) cho biết, trước kia cô vốn là một thợ may cho một doanh nghiệp may mặc của Đài Loan nhưng bây giờ đã nghỉ hưu. Đứng trước tình hình mà ai ai cũng cùng xã hội chung tay, góp sức để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, cô không thể làm ngơ mà muốn được làm chút gì đó cho xã hội. “Khi nghe được lời kêu gọi của các bạn trẻ tình nguyện may khẩu trang vải để tặng cho cộng đồng, tôi quyết định tham gia, vì tôi thấy mình cũng có sở trường trong việc may vá nên không chỉ may được mà còn có thể chỉ dạy lại cho các bạn trẻ để sớm tạo ra được nhiều khẩu trang” – cô Mỹ Lệ vừa may vừa chia sẻ mục đích mình tham gia chương trình.

3.Từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra đến nay, nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân cũng đã tổ chức may khẩu trang phục vụ phạm vi nội bộ hoặc tặng cho người dân. Điển hình là đoàn Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh đã tổ chức may khẩu trang để trang bị cho đội ngũ nhân viên y tế trên địa bàn, được mọi người ủng hộ nhiệt tình. Chị Đặng Thị Thanh Ngân (Bí thư Đoàn Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh) cho biết, để tạo ra những chiếc khẩu trang chất lượng, trung tâm đã tìm và nhập nguyên liệu từ một cơ sở sản xuất khẩu trang uy tín ở Thanh Hóa. Ngoài ra, trung tâm này cũng đã tham khảo quy trình sản xuất khẩu trang từ những nơi may khẩu trang trước đó cùng với sự tư vấn của các y bác sĩ tại trung tâm để làm ra khẩu trang đạt chuẩn.

Phong trào may khẩu trang còn lan rộng ở hội liên hiệp phụ nữ các quận, huyện. Riêng Q.4 đã có 4 nhóm tình nguyện may khẩu trang tại các phường 1, 3, 15 và 16 với hơn 20 chị em phụ nữ, mỗi ngày sản xuất từ 400-500 chiếc khẩu trang.

Việc may, tặng khẩu trang vải không chỉ góp phần chung tay cùng xã hội phòng chống dịch Covid-19 mà qua đó còn góp phần nhân rộng, lan tỏa tinh thần sẻ chia, nghĩa cử đẹp trong cộng đồng…

Bài, ảnh: Kiu Trinh

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)