Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những chuyến tàu kết nối di sản miền Trung

Tạp Chí Giáo Dục

Đôi tàu HĐ1/2 xut phát t ga Huế đến Đà Nng và ngưc li chính thc khi đng sau n lc ca chính quyn hai đa phương và ngành đưng st Vit Nam đã m ra mt cung đưng mi trên hành trình kết ni di sn min Trung.


Chuyến tàu “Kết ni di sn min Trung” chính thc lăn bánh

Du lch tri nghim bng tàu ha

7 giờ 45 phút, chuyến tàu mang số hiệu HĐ1 – đoàn tàu kết nối di sản miền Trung kéo một hồi còi rộn rã và lăn bánh rời sân ga Huế, đưa hành khách đến TP.Đà Nẵng. Hàng trăm du khách vui vẻ chuyện trò, ngắm những núi đồi, đồng ruộng xanh mướt ngang qua ô cửa kính con tàu. Đoàn tàu có 5 toa ghế ngồi cùng với 1 toa sinh hoạt cộng đồng dành cho du khách muốn thưởng thức ẩm thực vùng miền, nghe nhã nhạc cung đình, tuồng… Chị Estralita – du khách đến từ Tây Ban Nha vui vẻ cho biết: “Đây là lần thứ hai tôi đến du lịch ở Việt Nam. Lần trước tôi cũng đi tàu nhưng là tàu khách nên không có nhiều không gian ngắm cảnh cũng như thưởng thức âm nhạc, ẩm thực và check-in cảnh đẹp như lần này. Được tham quan, ngắm cảnh đẹp trên tàu là một trải nghiệm thú vị”.

Trên hành trình kéo dài 3 giờ đồng hồ, đoàn tàu đưa du khách đi qua đèo Hải Vân – nơi được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” để đến với Đà Nẵng – nơi có biển dài được tôn vinh là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Ở chiều ngược lại (Đà Nẵng – Huế), du khách được đặt chân đến miền đất di sản – cố đô Huế. Từ trên tàu, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi giao thoa giữa 2 miền Nam – Bắc với một bên là dãy Trường Sơn trùng điệp, một bên là biển cả mênh mông. Với 2 đoàn tàu xuất phát vào buổi sáng và chiều từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, du khách có thể đón bình minh và hoàng hôn trên vịnh Lăng Cô – một trong những vịnh biển đẹp.


Hành khách vui v thưng thc nhã nhc cung đình trên chuyến tàu du lch HĐ1 Huế – Đà Nng

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách, khi đến ga Huế và ga Đà Nẵng, ngay khu vực phía trước nhà ga đều có hệ thống xe đạp cho thuê tự động bằng hình thức quét mã QR. Thừa Thiên – Huế cũng áp dụng chính sách hỗ trợ giảm giá cho các tổ chức, cá nhân khi tham quan các điểm du lịch tại Huế.

Kết ni đ cùng phát trin

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” là một trong những nỗ lực kết nối vùng, quảng bá du lịch của tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP.Đà Nẵng và là sản phẩm mới, tiếp tục cho những sản phẩm kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch, một phân khúc trải nghiệm, du lịch, lịch sử, văn hóa, di sản, độc đáo và thú vị mà Đường sắt Việt Nam triển khai.

Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch theo Nghị quyết (08/NQ-TW ngày 16-1-2017) của Bộ Chính trị; Nghị quyết (103/NQ-CP ngày 6-10-2017) của Chính phủ về phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết (số 26-NQ/TW ngày 3-11-2022) của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; và Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2025, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”, trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tập trung quy hoạch, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, bảo đảm tính kết nối liên thông, phát triển liên vùng; với mục tiêu đưa ngành du lịch của tỉnh thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước, xứng tầm là trung tâm kinh tế, du lịch lớn, trọng điểm của quốc gia.

“Đoàn tàu “Kết ni di sn min Trung” là mt sn phm đc đáo th hin ch trương tăng cưng chy tàu các khu đon, tăng cưng kết ni tri nghim di sn bn đa, kết ni các vùng min, các đa phương. Chúng tôi mong mun hưng đến phân khúc tàu du lch hng sang, kết ni nhiu đa phương hơn, nhiu vùng min hơn. Hưng đến nhiu dch v tin ích hơn, như hp tác vi các phương thc vn ti khác đ thc hin mt tm vé cho c hành trình ca du khách”, ông Đng S Mnh – Ch tch Hi đng thành viên Tng Công ty Đưng st Vit Nam nói.

Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đồng hành với ngành đường sắt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đổi mới cách làm; dành sự quan tâm về nguồn lực để phát triển, hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng hướng đến thị phần vận tải bằng đường sắt; đặc biệt là vận chuyển khách chặng ngắn, liên đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường. Mục tiêu hướng đến là phục vụ du lịch; trọng tâm và điển hình là các đô thị lớn, phát triển về du lịch. Việc đưa chuyến tàu di sản miền Trung, kết nối hai đô thị Huế và Đà Nẵng vào hoạt động là phương thức đổi mới, từng bước đa dạng hóa các hình thức vận tải, giúp người dân và du khách có thêm nhiều sự lựa chọn trong chuyến hành trình, trải nghiệm của mình khi đến tham quan, thăm  người thân, du lịch qua các tỉnh miền Trung.

Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Chí Cường nhìn nhận, đây không chỉ là một sản phẩm thiết thực, hấp dẫn giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà còn là phương án di chuyển an toàn, thoải mái, thân thiện với du khách, giảm áp lực cho lưu thông đường bộ, thu hút khách du lịch quốc tế trong hành trình du lịch di sản 3 địa phương Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam, đặc biệt là những trải nghiệm tuyệt vời khi thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của cung đường sắt qua đèo Hải Vân. Lãnh đạo thành phố chỉ đạo Sở Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đoàn tàu du lịch Huế – Đà Nẵng trên hành trình “Kết nối di sản miền Trung” để trở thành sản phẩm du lịch trọng điểm của hai địa phương nói chung và ngành đường sắt nói riêng.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)