Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Những con vật đắt tiền nhất thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 4/2006, Australia đã bác bỏ dự án trị giá 200 triệu USD về nhà máy điện gió ở bang Victoria vì sợ hại đến loài két bụng đỏ. Quyết định khiến nhiều nhà công nghiệp ngỡ ngàng vì theo một nghiên cứu, khi nhà máy hoạt động thì loài chim này sẽ có nguy cơ chết 1 con sau mỗi … 1.000 năm!
Một số chủng loài động vật may mắn được sống ở những nước giàu, nơi người ta biết rõ sự cần thiết của việc bảo vệ sự sống hoang dã. Ông Don Coursey, một giáo sư chuyên nghiên cứu chính sách công cộng ở Đại học Chicago, Mỹ nhận định "sự tự nguyện dành kinh phí lớn để bảo tồn thú hoang có liên quan chặt chẽ với sự giàu có của từng nước". Ông cho biết trong hàng ngũ những con thú đắt tiền nhất thế giới – vì được bảo vệ bằng mọi hình thức – thì báo Florida xếp hạng nhất với trung bình 4,9 triệu đôla/con, thứ nhì là chim đại bàng California đầu đỏ với giá 1,6 triệu đôla/con.
Những con vật đắt tiền nhất thế giới
Tại New Zealand, chính quyền nước này đã ra lệnh cho công ty quốc doanh Solid Energy phải thuê người dùng tay (mang găng bảo hộ) bắt những con sên quý hiếm chuyển đến nơi khác sinh sống rồi mới được khai thác mỏ than, trong một dự án có kinh phí lên đến 300 triệu đôla.
Năm 1978, toà án tối cao Mỹ đã ủng hộ một loài cá nước ngọt quý hiếmsông Tennessee thay vì ủng hộ các nhà đầu tư xây dựng đập thuỷ điện trị giá 100 triệu đôla. Năm 2005, tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell và các đối tác quốc tế trong tổ hợp Sakhalin Energy cũng đã đồng ý chuyển hướng đặt hệ thống ống dẫn khí nhằm bảo vệ khoảng 1.000 con cá voi xám thường bơi ở khu vực này vào mùa di trú hằng năm. Tổ hợp này còn chi 7 triệu đôla cho một công trình nghiên cứu về cá voi xám, nhưng vẫn bị các nhà bảo vệ thú hoang chê trách.
Những con vật đắt tiền nhất thế giới
Cá voi Keiko
Một thí dụ về lòng nhân ái cực kỳ hào phóng của con người với động vật hoang dã là chuyện về cá voi Keiko, ngôi sao của các phim Free Willy. Những người yêu thú đã chi tổng cộng 20 triệu đôla để Keiko khỏi chết, chở đến một vịnh nước lạnh ở Na Uy, nhưng rồi cuối cùng nó vẫn không thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì bệnh phổi vào năm 2003, khoảng 18 tháng sau ngày được thả tự do.
HT (theo khoahoc.tv)
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)