Dứa là một loại quả (trái) ở vùng nhiệt đới thường được sử dụng như một món hoa quả có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C và vitamin B1 dồi dào.
Dứa là loại quả quen thuộc tại các nước nhiệt đới tốt cho giấc ngủ bởi chứa nhiều melatonin, hàm lượng cao hơn anh đào. Các nghiên cứu khác cho thấy, ăn nhiều dứa làm gia tăng đáng kể hormone gây buồn ngủ trong cơ thể.
Trong nghiên cứu lâm sàng năm 2013, các nhà khoa học phát hiện những tình nguyện viên khỏe mạnh sẽ tăng 266% nồng độ melatonin trong cơ thể sau khi ăn dứa thường xuyên.
Dứa là loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất.
Dứa cũng giúp tiêu hóa thuận lợi hơn, ngăn ngừa chứng đau bụng vào ban đêm. Lợi ích này phần lớn đến từ bromelain, một loại enzyme quan trọng hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột và các loại bệnh viêm nhiễm khác.
Ngoài ra, dứa được biết đến là loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, A, K, B6, mangan, thiamine, choline, canxi, phốt pho, kẽm và selen, cũng như một số hợp chất dễ bay hơi tạo cho nó hương vị đặc trưng. Một nghiên cứu khoa học phát hiện, nước dứa chứa ít nhất 30 hợp chất dinh dưỡng và hoạt tính sinh học, gồm các loại đường, polyphenol và axit hữu cơ (chủ yếu là axit xitric và L-malic).
Mặc dù tương đối ít calo, nhưng một khẩu phần ăn dứa có tới 131% giá trị hàng ngày về lượng vitamin C chống oxy hóa. Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt vời để hỗ trợ tăng cường miễn dịch và hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, nước ép dứa được lên men trở thành một thức uống có cồn có tác dụng rất tốt trong việc hạ nhiệt và giảm sốt cho người bị bệnh. Nước ép dứa cũng được sử dụng bên ngoài để làm tan mụn cóc, giảm đau, giảm stress và làm liền vết thương nhanh.
Nước ép dứa rất tốt trong việc giảm sốt cho người bệnh.
Trái dứa chứa một số lượng lớn axit tự nhiên (citric, malic và tartaric) và enzym bromelain. Theo nhiều nghiên cứu, bromelain có đặc tính kháng phù và kháng viêm khá hiệu quả. Đồng thời bromelain cũng là một enzym thủy phân protein thành axit amin trong thịt cá rất tốt, qua đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và phân giải calo trong cơ thể nên đây là một loại hoa quả rất phù hợp cho các chị em mong muốn giảm cân.
Tuy nhiên có một vài lưu ý đối với một số người dị ứng với loại quả này. Bởi lẽ nhiều người có thể bị ban ngứa do tiếp xúc với nhựa của trái dứa. Cách tốt nhất là nên đeo găng tay khi thu hoạch hoặc gọt vỏ.
Dứa chưa chín cũng rất nguy hiểm bởi chúng chứa nhiều chất độc, gây ra tình trạng ngứa rát cổ họng, nôn mửa và tiêu chảy. Nhiều người vì ăn quá nhiều dứa có thể bị sưng hoặc đau rát môi, lưỡi do trong dứa tồn tại bromelain có đặc tính làm mềm da thịt gây ra tình trạng trên.
Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên ăn dứa một lượng vừa phải, hoảng 1-2 quả trong một tuần để đảm bảo sức khỏe.
Hạn chế tối đa hoặc tốt nhất không nên ăn dứa trước bữa ăn.
Thậm chí nếu như ăn quá nhiều lõi dứa có thể dẫn đến hình thành các búi chất xơ trong đường ruột. Một số người còn gặp phải tình trạng dị ứng, nổi mề đay, tương tác không tốt với thuốc điều trị, tụt huyết áp, đau bụng dữ dội,…
Do đó, dù trái dứa đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng trên hết mọi người vẫn nên sử dụng loại quả này một cách hợp lý. Thông thường, một người trưởng thành nên ăn tối đa 2 quả dứa trong 1 tuần và thời điểm tốt nhất nên ăn là sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
Đồng thời cũng không nên ăn những trái dứa dập nát, nên loại bỏ hết mắt dứa, chà xát đủ muối để giảm cảm giác rát lưỡi khi ăn. Đặc biệt nên hạn chế tối đa thậm chí là không ăn dứa trước bữa ăn bởi nó có thể kích thích niêm mạc gây ra tình trạng đau dạ dày và nhiều chứng bệnh khác không tốt cho sức khỏe con người.
Những điều cần chú ý
Dứa chứa axit oxalic, nếu ăn nhiều sẽ hại dạ dày nên bạn chỉ nên ăn vừa phải và sau bữa ăn. Ngoài ra, những người bị huyết áp thấp và sa bụng (chuẩn bị sinh con) nên ăn ít dứa. Những ai sợ lạnh, cơ thể yếu cũng không nên ăn nhiều dứa.
Trước khi ăn, nên rửa dứa với nước muối để loại bỏ glucoside và protease gây kích ứng dạ dày. Đặc biệt lưu ý không được kết hợp dứa với thịt gà khi nấu ăn để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)