Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những công trình lớn của ngành giáo dục TP.HCM “về đích” năm 2025

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2025, cùng vi nim vui ln ca TP.HCM k nim 50 năm Ngày Gii phóng min Nam, thng nht đt nưc (30-4-2025), ngành giáo dc TP.HCM cũng ghi du vi 50 năm thành lp, phát trin. Nhiu công trình ln ca ngành giáo dc TP.HCM s v đích trong năm 2025, không ch đánh du s n lc ca ngành giáo dc, làm thay đi din mo ca ngành mà còn hòa chung k nguyên vươn mình ca dân tc.

Phòng đọc sách của Trường Tiểu học Bàu Sen (quận 5, TP.HCM) 

Đ án 4.500 phòng hc mi

Sau 1 năm UBND TP.HCM phê duyệt Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025), đến thời điểm này, các địa phương trên địa bàn thành phố đang gấp rút để hoàn thành tiến độ xây dựng các dự án trường học. Trong đó, nhiều dự án trường học đã kịp về đích, đưa vào sử dụng ngay từ đầu năm học 2024-2025.

TP.Thủ Đức là địa phương có sĩ số học sinh đông bậc nhất thành phố, hàng năm luôn chịu áp lực lớn trong tuyển sinh đầu cấp, trong kế hoạch xây dựng Đề án 4.500 phòng học toàn TP.HCM, TP.Thủ Đức có nhiều công trình trường học đã được thông qua chủ trương đầu tư. Ngay đầu năm học 2024-2025, địa phương này đã đưa vào sử dụng 2 ngôi trường mới khang trang, hiện đại với tổng kinh phí đầu tư lên đến trên 150 tỷ đồng là Trường Mầm non Sen Hồng 3 và Trường THCS Phú Hữu. Dịp cuối năm 2024 và đầu năm 2025, TP.Thủ Đức tiếp tục khởi công xây dựng các công trình Trường Tiểu học Hiệp Phú 1, Trường Tiểu học Hiệp Phú 2 trên địa bàn phường Hiệp Phú, tổng mức đầu tư 2 công trình gần 153 tỷ đồng; Trường Mầm non Tăng Nhơn Phú A với mức đầu tư trên 52 tỷ đồng. Các dự án phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm học 2025-2026.

Cùng với đó, hàng loạt các công trình xây mới trường học cũng đặt mục tiêu “về đích”, hoàn thành tiến độ vào dịp 30-4-2025: công trình xây mới Trường Mầm non Linh Xuân 2; xây mới Trường Mầm non Hiệp Bình Phước; Xây dựng mở rộng Trường Tiểu học Bình Triệu; Xây dựng mở rộng Trường Tiểu học Hoàng Diệu; Xây dựng Trường THCS Lê Quý Đôn; Xây dựng mới Trường THPT Long Thạnh Mỹ; Xây mới 12 phòng học Trường Tiểu học Trường Thạnh; Xây mới 10 phòng học Trường Tiểu học Nguyễn Minh Quang; Xây dựng Trường Tiểu học Long Trường…

Các công trình trường học mới đã góp phần đảm bảo đủ chỗ học cho con em trên địa bàn đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của thành phố.

Luôn được xem là điểm nóng về tuyển sinh đầu cấp mỗi đầu năm học, song năm học 2023-2024, trong nỗ lực về đích Đề án xây dựng mới 4.500 phòng học của thành phố, quận Bình Tân đã cùng lúc đưa vào sử dụng 7 dự án trường học mới, với 235 phòng học, giúp địa phương không chỉ đảm bảo đủ chỗ học cho con em trên địa bàn mà còn kéo giảm sĩ số học sinh/lớp, tăng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày, đặc biệt ở bậc tiểu học. Từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục.

Lãnh đạo UBND quận Bình Tân cho hay, dự kiến trong năm 2025 đầu tư 16 trường học còn lại trong tổng số 23 dự án được HĐND TP.HCM bố trí, nâng tổng số phòng học toàn quận lên 2.238 phòng học.

Lớp học số tại Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM)

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học mới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ nay đến 2025 gồm 277 dự án với số phòng học xây dựng mới là 5.560 phòng (ước tăng thêm 4.343 phòng), tổng mức đầu tư khoảng 32.135,391 tỷ đồng.

Việc hoàn thành đề án giúp phát triển, hoàn thiện mạng lưới quy hoạch trường lớp, giáo dục của thành phố, đảm bảo tỷ lệ 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và sĩ số học sinh mỗi lớp đạt chuẩn quy định theo điều lệ trường các cấp, bậc học. Giải quyết tình trạng thiếu chỗ học cho học sinh ở các địa phương; Đáp ứng nhu cầu trường, lớp, phòng học thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018…

50 trường học số – du n ca ngành giáo dc

Một trong những công trình tạo dấu ấn của ngành giáo dục TP.HCM chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dịp 30-4 năm nay đó là công trình 50 trường học số.

Trong năm 2024, UBND TP.HCM đã ban hành Bộ tiêu chuẩn công nhận trường học số, tạo đà thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục. Đây không chỉ là công cụ đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục đạt chuẩn trường học số, mà còn là một tiền đề chiến lược để định hướng các giải pháp sáng tạo và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại.

Bộ tiêu chuẩn bao gồm 6 tiêu chuẩn lớn: Thể chế số, cơ sở vật chất và hạ tầng số, dữ liệu số, nhân lực số, quản trị và điều hành số, cùng giáo dục số. Từng tiêu chuẩn đều mang tính sáng tạo, đột phá nhằm đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số toàn diện. Về thể chế số, các quy định và quy trình được thiết kế để đảm bảo việc sử dụng công nghệ số trong giáo dục một cách hiệu quả và an toàn. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập nền tảng quản trị số tại các cơ sở giáo dục.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ tiêu chí trường học số tạo điều kiện để ngành giáo dục xây dựng trường học số, hoàn thành công trình 50 trường học số chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-2025).

Hạ tầng và cơ sở vật chất số được đề xuất bao gồm các trang thiết bị hiện đại như phòng học thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu, và thiết bị hỗ trợ giảng dạy trực tuyến. Sự đầu tư này không chỉ đổi mới phương pháp dạy học mà còn tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn dữ liệu số đảm bảo rằng thông tin về học sinh, nhân sự, cơ sở vật chất và học liệu số phải đạt tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”, giúp tăng cường khả năng phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Bên cạnh đó, nhân lực số cũng là một yếu tố quan trọng. Bộ tiêu chuẩn nhấn mạnh việc đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, và nhân viên về công nghệ thông tin và an toàn thông tin, đảm bảo mọi thành viên đều đáp ứng yêu cầu làm việc trên nền tảng số. Các hệ thống quản trị và giáo dục số được đề xuất bao gồm quản lý nhân sự, học sinh, tuyển sinh, thanh toán không dùng tiền mặt, cùng các phân hệ khác nhằm tối ưu hóa vận hành và tăng cường sự tương tác giữa nhà trường với phụ huynh và xã hội.

“Giáo dục số là trọng tâm của bộ tiêu chuẩn, với mô hình học tập kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến thông qua các hệ thống quản lý học tập hiện đại như LMS và LCMS. Các hoạt động giáo dục trực tuyến và bài giảng tương tác được khuyến khích, mang lại một môi trường học tập phong phú và đa dạng” – ông Quốc nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Quốc, thành phố cũng đề xuất xây dựng các phòng studio để sản xuất học liệu số, phòng thí nghiệm STEAM, và các phòng thí nghiệm mô phỏng hiện đại, nhằm khuyến khích sáng tạo và thực hành trong học tập. Mô hình “lớp học không biên giới” là một ý tưởng tiên phong, cho phép học sinh tại TP.HCM kết nối với bạn bè quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác và học hỏi toàn cầu.

“Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ mà còn là một quá trình thay đổi tư duy và cách thức vận hành của các cá nhân và tổ chức trong hệ thống giáo dục. Với chiến lược rõ ràng và các nền tảng công nghệ đồng bộ, TP.HCM đang từng bước xây dựng một hệ thống giáo dục số bền vững, hiện đại, phù hợp với xu hướng của thời đại và hội nhập với nền giáo dục tiên tiến thế giới” – ông Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh.

Đ Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)