Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những cuộc gặp gỡ cảm động

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 30 năm đi tìm đưng cu nưc, phi ch đến khi Cách mng tháng Tám thành công, Ch tch H Chí Minh mi đưc gp li ngưi thân yêu nht trong gia đình mình. Đó là bà Nguyn Th Thanh, ngưi ch c ca Bác. Nhng câu chuyn k v cuc gp g đó đến nay vn đ li nhiu xúc đng v tình ch em sau 35 năm xa ngái.


Gia đình ca Bác H (nh tư liu Khu di tích c Phó bng Nguyn Sinh Sc ti TP.Cao Lãnh)

Năm 2019, chúng tôi đến thăm Khu di tích Kim Liên tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An sau khi nơi đây vừa tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày mất của bà Nguyễn Thị Thanh – chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn đó một cuộc đời người phụ nữ Việt Nam sáng ngời phẩm chất cao quý và tấm lòng yêu nước sâu sắc.

Bông hoa sen trng ca làng Sen

Người dân Nam Đàn cho biết, ngày giỗ hàng năm là dịp để bà con dòng họ Nguyễn Sinh và Hoàng Xuân cùng chính quyền địa phương tưởng nhớ và tri ân sâu sắc người phụ nữ kiên cường, suốt đời vì cách mạng đẹp như bông sen đã được mệnh danh là Bạch Liên nữ sĩ.


Bà Nguy
n Th Thanh, ch gái Bác H (nh tư liu ca Khu di tích Kim Liên)

Theo tài liệu của khu di tích, bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1884 là con gái đầu lòng của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Ngay từ khi còn nhỏ, truyền thống yêu nước và hiếu học của gia đình đã ngấm vào máu thịt bà. Dù mang phận nữ nhi nhưng bà Thanh đã vượt lên mọi định kiến xã hội lúc bấy giờ để tự trang bị kiến thức về chữ Hán và y học.

Năm 1906 khi ông Nguyễn Sinh Sắc đưa mẹ và 2 em trai vào Huế nhậm chức thì bà ở lại nhà chăm sóc vườn tược, quán xuyến gia đình hai bên nội ngoại. Đây là khoảng thời gian bà có cơ hội tham gia hoạt động cách mạng ngay tại quê nhà. Trước ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Bến cảng Nhà Rồng 1 năm thì bà bị địch bắt. Không có chứng cứ, quân giặc đành phải thả bà ra. Để tiếp tục hoạt động, bà Thanh lại mở quán cơm ngay tại thị xã Vinh để nắm tình hình địch qua lính khố xanh. Một vụ cướp súng bất thành đã mang đến cho bà án khổ sai 9 năm và năm 1918 bà Thanh bị giải vào nhà lao Quảng Ngãi. Trong thời gian sống ở Huế, bà thường tới thăm viếng, chăm sóc, đàm đạo với cụ Phan Bội Châu về vận mệnh đất nước, về những đồng chí của mình và tham gia vào nhóm trí thức yêu nước ở Huế. Sau nhiều năm lăn lộn trong phong trào cách mạng, nếm trải mọi hiểm nguy, năm 1940, bà Thanh được trả tự do trở về quê hương sinh sống.

Nhng ngưi con vì nghĩa ln

Cách mạng tháng Tám thành công, bà Nguyễn Thị Thanh về quê sinh sống. Ông Hồ Quang Chính, người chứng kiến cuộc gặp cảm động tại Phủ Chủ tịch đã kể lại: “Hôm đó vừa nhìn thấy em trai, bà Thanh đã ôm chầm mừng rối rít: “Cậu, cậu có khỏe không?”. Lúc này Bác chưa trả lời nhưng mắt ngấn lệ. Hai chị em cứ mừng mừng tủi tủi trong cuộc hàn huyên sau thời gian dài đằng đẵng. Sợi dây tình cảm chị em bị thời gian chia cắt nay đã nối lại bền chặt thêm. Như hiểu ý em trai, bà Thanh hỏi: “Cậu đi lâu thế có nhớ quê hương không, còn nhớ chị ngồi đưa võng cho cậu ngủ, chị hát ru bài non nước không?”. Bao nhiêu ký ức tuổi ấu thơ của hai chị em lại ùa về. Có thể coi đây là những phút giây quý giá nhất mà Bác nghĩ về quê hương, gia đình với những tình cảm riêng vô cùng sâu nặng đã được hiện thực hóa trong 35 năm ấp ủ nơi xứ người. Lấy chiếc khăn chấm chấm mắt mình, Bác Hồ nhìn ra cửa sổ tâm tình: “Chị ơi, quê hương nghĩa nặng ơn sâu, mấy mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Chỉ đến khi gặp người thân, bao nhiêu nỗi niềm của người thanh niên yêu nước dù đi đâu vẫn không quên nguồn cội, đặc biệt là mái ấm gia đình mình. Nhưng vì nghĩa lớn, vì giang sơn mà Người đành gác lại chuyện riêng tư như một sự hy sinh vĩ đại. Sau khi biếu em 2 con gà và chai nước tương Nam Đàn, bà Thanh hỏi khi nào cậu về  thăm quê được thì Bác đáp: “Em cũng muốn về thăm quê nhưng chắc chắn còn lâu vì việc nước còn nặng nề lắm”. Hai chị em đôi mắt lại ngấn lệ, chị hiểu lòng em và thương em mà không nói nên lời. Cuộc chia tay cũng lưu luyến, bịn rịn như lần gặp lại…”.


Bà Thanh (th
 hai t trái qua) ti Nam Đàn sau năm 1945
Nhân dân Vit Nam t hào vi Ch tch H Chí Minh không ch Ngưi đã làm rng r non sông đt nưc mà còn kính trng tình yêu quê hương, tình nghĩa gia đình vi nhng ngưi anh ngưi ch đã chp nhn hy sinh c cuc đi mình đ cng hiến tui thanh xuân cho cách mng. H là nhng bông hoa sen thơm ngát ca làng Sen Ngh An vi đo đc và phm cht cao quý muôn đi ta ngát hương thơm.

Cũng theo lời kể của ông Hồ Quang Chính, vài ngày sau tại Phủ Chủ tịch có thêm cuộc gặp xúc động không kém, đó là người anh trai Nguyễn Sinh Khiêm từ Nghệ An ra thăm người em út. Thế nhưng không ngờ đó là lần gặp cuối cùng của 3 chị em vì 4 năm sau ông Nguyễn Sinh Khiêm mất rồi đến bà Thanh cũng sau 4 năm tiếp.

Có một câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc, tại sao cả 3 chị em của Bác không ai có gia đình? Câu trả lời đã được nhà văn Sơn Tùng trong một lần trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thanh tại làng Sen vào năm 1948. “Cháu biết đấy. Ngày xưa O (cô – tiếng địa phương) cũng có nhiều người đến dạm hỏi. Nhưng rồi, mẹ mất sớm phải thay cha chăm sóc ông bà ngoại. Bọn Pháp đã mấy lần bắt O, chúng nó tra tấn kinh khủng lắm. Còn cậu cả Khiêm cũng như O bị chúng tiêm thuốc để mất hẳn khả năng sinh con. Bây giờ đến tuổi này, O thèm lắm được nghe tiếng trẻ con khóc, thèm một lần được ru con. Nhưng làm sao được nữa hở cháu?”. Chi tiết này về sau được nhà văn Sơn Tùng đưa vào trong tác phẩm viết về Bác Hồ rất xúc động.

Phan Quang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)