Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những dấu ấn giáo dục nổi bật trong năm 2023

Tạp Chí Giáo Dục

Cht phương án thi tt nghip THPT t năm 2025; phát đng phong trào cc thi đua xây dng xã hi hc tp, đy mnh hc tp sut đi; tích cc chuyn đi s; đánh giá na chng trin khai chương trình giáo dc ph thông mi; B trưng gp g giáo viên cc… là nhng du n giáo dc ni bt ca năm qua, đưc B GD-ĐT nhn mnh.


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn phát biu ti bui gp g giáo viên trên c nưc

Nhân dịp năm mới, cùng Giáo dục TP.HCM điểm lại những dấu ấn giáo dục nổi bật của năm 2023.

1. Đánh giá 10 năm đi mi giáo dc – đào to theo Ngh quyết 29

Năm 2023 đánh dấu 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, giáo dục – đào tạo nước ta đã có những bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng; góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.

Dự thảo Đề án tổng kết Nghị quyết 29 đã nhận định rõ những thành tựu quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo 10 năm qua. Đồng thời, đánh giá đầy đủ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại và đề xuất các định hướng phát triển giáo dục – đào tạo trong giai đoạn tiếp theo. Từ đó tham mưu với Bộ Chính trị ban hành văn bản chỉ đạo nhằm tạo sự đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

2. Na chng đưng trin khai Chương trình giáo dc ph thông 2018

Năm 2023 đánh dấu nửa chặng đường triển khai dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nửa chặng đường đã qua cho thấy việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bước đầu đã tạo được những chuyển biến rất tích cực; giúp chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của học sinh; thay đổi phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.

Bộ cho rằng, qua hơn bốn năm triển khai dạy học ở các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu chứng tỏ sự phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh. Bên cạnh những kết quả rõ nét, nửa chặng đường đầu tiên triển khai chương trình cũng bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế; các cấp, các ngành Trung ương, địa phương đang từng bước tháo gỡ.

“Phát huy thành quả đạt được và kiên trì với mục tiêu đổi mới” là từ khóa quan trọng trong nửa chặng đường tiếp theo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, 4 nhóm giải pháp đã được đề cập gồm: Tiếp tục phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sách giáo khoa, bảo đảm đủ sách giáo khoa; tập trung thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên cho giáo dục theo quy định.

3. Phê duyt sách giáo khoa mi

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ GD-ĐT khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phê duyệt sách giáo khoa các môn học đảm bảo chất lượng và theo đúng kế hoạch. Tính đến cuối năm 2023, nhiệm vụ này đã được Bộ GD-ĐT hoàn thành. Đến nay, sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Theo đánh giá của bộ, nội dung, chất lượng sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu; được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Việc lựa chọn sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT hướng dẫn, điều chỉnh theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Các địa phương triển khai, áp dụng thực hiện linh hoạt theo điều kiện phù hợp riêng. Các cơ sở giáo dục đã thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của bộ, bảo đảm công khai, dân chủ trong lựa chọn sách giáo khoa. Việc cung ứng, phát hành sách giáo khoa được các nhà xuất bản thực hiện thông qua nhiều kênh, phương thức.

4. Cht phương án thi tt nghip THPT t năm 2025

Tháng 11-2023, Bộ GD-ĐT phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, công bố rộng rãi tới toàn thể xã hội. Nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thí sinh thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và tự chọn 2 môn trong số sau: Ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ. Cùng với phương án thi, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 làm căn cứ để các trường, giáo viên, học sinh tham khảo.

5. S hóa cơ s d liu ngành giáo dc và kết ni vi cơ s d liu quc gia

Năm 2023, ngành giáo dục lần đầu tiên đưa vào khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu về giáo dục ĐH (HEMIS), trong đó, công tác tuyển sinh thực hiện trực tuyến trên HEMIS. Hệ thống này đã kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và thực hiện đồng bộ dữ liệu về người lao động, việc làm. Đến nay, Bộ GD-ĐT đã đồng bộ dữ liệu về người lao động, việc làm của trên 97.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2022 và gần 7.400 sinh viên tốt nghiệp năm 2023.


Giáo viên và h
c sinh tnh Kiên Giang trong mt gi hc

Trước đó, các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đã được rà soát thu thập đầy đủ; kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm, công chức, viên chức phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, Bộ GD-ĐT đã thực hiện xác thực và định danh được gần 24,21/25 triệu hồ sơ điện tử công dân là giáo viên và học sinh.

6. B trưng gp g hơn mt triu giáo viên cc

Ngày 15-8-2023, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc gặp gỡ bằng hình thức trực tuyến với hơn một triệu giáo viên cả nước. Trước đó, thông qua Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có hơn 6.300 câu hỏi, tâm tư được gửi tới Bộ trưởng. Tại cuộc gặp gỡ, hàng loạt ý kiến, câu hỏi liên quan đến chính sách nhà giáo như định mức, lương, phụ cấp, quy định tuổi nghỉ hưu, chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non, quy định về tự chủ ĐH; các chính sách về đầu tư nghiên cứu khoa học… đã được giáo viên gửi tới Bộ trưởng và đã được hồi đáp.

Cũng tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, lãnh đạo Bộ GD-ĐT xác định phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng nhất, nền tảng bền vững nhất, quyết định nhất để hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Lãnh đạo bộ sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển và đổi mới lực lượng nhà giáo.

7. Phát đng phong trào cc thi đua xây dng xã hi hc tp, đy mnh hc tp sut đi

Ngày 10-6-2023, Bộ GD-ĐT chủ trì lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”. Đề án “Xây dựng xã hội học tập” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2005 theo các thời kỳ, giai đoạn 2005-2010, 2012-2020 và 2021-2030; mang lại nhiều kết quả quan trọng.

Thc Trân

Bình luận (0)