Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những “đêm trắng” với nghề

Tạp Chí Giáo Dục

“Con gái làm phóng viên đã cc, gn bó vi mng an toàn thc phm (ATTP) li càng cc hơn”, đó là câu nói mà mi ln tôi đi làm đêm, rng sáng tr v phòng tr vn thưng nghe m cn nhn. Nhìn hai mt qung thâm là biết c đêm qua bà thao thc ch ca, luôn canh cánh trong lòng lo con đói, mt ng, chy xe không an toàn… Nghĩ li thy thương, bi m nào không lo cho con. Còn tôi, sut c đêm thc trng theo Ban Ch đo phòng chng dch bnh, hoc lc lưng chc năng kim tra đt xut cơ s chế biến thc phm nào đó, tôi chi vì đó là nhim v, là ngh mà đến nay tôi vn ưc mơ theo đui…

Tác gi (th 3 t phi qua) “trng đêm” tác nghip

“Con là phóng viên m va mng va lo”

Ba mẹ thuần nông, chỉ biết với ruộng vườn. Thời anh em tôi còn đi học ai cũng có những ước mơ riêng. Anh cả nói lớn lên đi bộ đội, hết nghĩa vụ sẽ về nhà giúp ba buổi cày, giúp mẹ gánh gồng những đôi giống mây. Anh hai dù không nói gì nhưng đã quyết định thi vào sư phạm. Còn tôi, mỗi buổi tối nhà bật ti vi chiếu các bộ phim truyền hình, tôi lại háo hức. Đến khung giờ phát sóng các tập phim “Nữ luật sư xinh đẹp”, “Cảnh sát hình sự”… thì tối hôm đó y như rằng tôi nằm mơ mình cũng trở thành nữ luật sư, cảnh sát… Chúng bạn lắm đứa cũng thế, cứ vậy, chúng tôi lớn lên theo những giấc mơ.

Học lớp 10, lần đầu tiên xuống thư viện, cuốn báo Hoa học trò bạn nào đọc dang dở đập vào mắt tôi, vừa cầm đọc đã say sưa, thích thú. Ngày đó đã đưa tôi đến một trang mới, tôi biết chắc chắn ước mơ của mình làm nghề gì. Những năm học phổ thông, các tập san Hoa học trò, Mực tím không tập nào tôi bỏ lỡ, có lẽ nhờ vậy nên tôi có được ít vốn làm văn, được tuyển vào đội thi học sinh giỏi văn của trường, 2 lần đi thi tỉnh may mắn vẫn có giải nho nhỏ mang về. Cô giáo dạy văn thường ưu ái khuyên “mai mốt thi vào sư phạm văn, chắc chắn đậu”. Ấy vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ “nối” nghề của cô. Ngày làm hồ sơ, tôi chỉ làm duy nhất 1 bộ hồ sơ đăng ký dự thi vào 1 ngành, 1 trường (ngành báo chí truyền thông, Trường ĐH Khoa học Huế). Mẹ biết chuyện, đã mất ăn mất ngủ cả tuần, bởi bà vẫn nghĩ tôi thi vào sư phạm văn. Còn nghề phóng viên, bà chưa hình dung được là nghề gì. Làng tôi nghèo, ai cũng lạ lẫm với 2 từ phóng viên, mẹ tìm đến ông A. (vốn là đại tá trong quân đội đã nghỉ hưu cũng là người bà con trong họ hàng) để xin lời khuyên.

Trở về, mẹ một mực bắt tôi làm lại hồ sơ thi vào sư phạm, bởi “tư liệu” từ ông A. khiến mẹ mường tượng về một nghề phải đi nhiều nơi, gặp nhiều nguy hiểm, phải đối diện với nhiều tình huống chém, giết… Mất nhiều ngày liền, tôi mới thuyết phục được bà để tôi tự lựa chọn đường đi của mình.

Năm 2011, cả xã chỉ mình tôi thi vào ngành báo chí truyền thông, may mắn đậu, điểm thi còn cao nhất từ các thời anh, chị đến giờ. Xã nghèo nhưng tin tức lan nhanh, người trầm trồ nói giỏi, người nói tôi có ngày lên ti vi, người nói “dễ gì”… Còn ba mẹ, những ngày chuẩn bị cho tôi lên đường học nghề, câu nói “con là phóng viên, ba mẹ vừa mừng vừa lo” cứ lặp đi lặp lại, thành quen.

Nhng đêm trng đêm

Câu nói đó của mẹ vẫn tiếp tục theo tôi đến khi đi thực tập thực hiện những bài viết đầu tiên, đến khi ra trường và chính thức làm nghề báo. Chuyển vào TP.HCM làm việc, số lần về thăm nhà trở nên hiếm hoi. Mẹ buồn, không yên tâm. Rồi mẹ lặn lội vào tận TP.HCM. Gần 2 năm nay, TP.HCM nóng bức, căn phòng trọ chật chội cũng thiếu vắng bạn quê, ấy vậy chưa một lần mẹ than thở. Mẹ cười, đon đả mỗi khi tôi đi làm về để vào bếp… Những ngày về muộn, mẹ ngồi thẫn thờ bên mâm cơm còn nguyên, thấy tôi về đống nếp nhăn đang xô nhau trên trán mới dần giãn ra, nhẹ nhàng.

Ở với tôi, mẹ càng thấm thía nghề phóng viên phải đi nhiều, bám tin tức thời sự, đặc biệt là những chuyến đi làm… xuyên đêm. Tôi nhớ như in, khoảng tháng 5-2018, Ban Quản lý ATTP TP.HCM có kế hoạch kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến thực phẩm và một số chợ đầu mối để lấy mẫu kiểm nghiệm. Cuối giờ chiều, tôi mới hay tin, chỉ kịp chạy về phòng trọ ăn cơm cùng mẹ rồi lại phi xe đi để 9 giờ tối có mặt tại điểm hẹn cùng đoàn. Tối hôm đó, mải ghi âm, ghi chép, mẹ gọi nhiều cuộc khiến tôi phát cáu. Tôi chỉ kịp gọi lại một cuộc nhắc mẹ đi ngủ trước rồi tắt máy. Phải di chuyển nhiều điểm đến sáng khiến thành viên trong đoàn ai cũng mệt đừ. 5 giờ sáng chạy xe về đến phòng trọ, chưa kịp gọi cửa đã nghe tiếng mở khóa, bóng mẹ tôi nép thu lu bên cửa, giấu những quầng thâm vào bóng tối tịnh mịch. Mẹ tôi thở dài: “Mẹ chờ con, không ngủ được, nghe tiếng xe máy là tỉnh cả ngủ…”.

Ngày Tết Nguyên đán 2019 đang đến gần, những chuyến xuyên đêm theo Ban Quản lý ATTP TP càng nhiều hơn. Có lần, chúng tôi theo lực lượng chức năng mật phục trước cửa một cơ sở tẩy trắng nội tạng bò bằng hóa chất, dù mệt đừ người nhưng không ai ngủ được. May mắn chuyến mật phục thành công, chủ cơ sở bị bắt quả tang vi phạm quy định về ATTP, bị lập biên bản và tiêu hủy sản phẩm… 6 giờ sáng mới về đến phòng trọ đã thấy cửa mở, mẹ đang nấu bếp, còn tôi viết vội những dòng tin.

Vài ngày trước, trước khi dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP đã kiểm tra tình hình chống dịch tại nhiều nơi. Theo đó, chúng tôi (những phóng viên nắm mảng ATTP) cũng căng mình cùng các kiểm dịch viên trắng đêm tại các điểm chốt chặn phòng chống dịch bệnh. Về đến nhà cũng đã 5 giờ rưỡi, mẹ vẫn chờ ở cửa với câu nói “đói bụng không? Mẹ pha mì?”. Kết thúc những dòng thông tin, lòng chợt thấy lạ, mẹ không còn cằn nhằn về nghề của tôi như lúc trước mà chỉ đứng cạnh đồng hành.

Tôi dù ít nhiều đang dần trưởng thành lên trong nghề, còn mẹ cũng dần dần quen hơn với những chuyến tác nghiệp trắng đêm của tôi.

Hoài Thương

 

Bình luận (0)