Mới đây, Sở GD-ĐT của hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM đều vừa trình đề án xin tăng học phí bắt đầu áp dụng từ năm học 2012 – 2013. Mức học phí hiện tại đã lỗi thời thì việc tăng học phí là cần thiết góp phần đảm bảo cho việc dạy và học.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, vào ngày 14/5 tới, HS bắt đầu nộp “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2012-2013”. Theo quy định, HS tốt nghiệp THCS năm 2011-2012 tại các cơ sở giáo dục của Hà Nội thì nộp hồ sơ dự tuyển tại trường mình đang học.
Học sinh (HS) có hộ khẩu trường trú (HKTT) hoặc bố, mẹ có HKTT ở Hà Nội tốt nghiệp THCS năm 2011-2012 tại các tỉnh, thành phố khác; thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD-ĐT nơi HS hoặc bố, mẹ HS đăng ký HKTT.
Đối với những HS tốt nghiệp THCS năm 2011-2012 tại các tỉnh thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có đủ điều kiện (xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 9 năm học 2010-2011 và đạt giải chính thức trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh từ giải Ba trở lên – PV) được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên hoặc lớp không chuyên của Trường THPT Chu Văn An, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD-ĐT Cầu Giấy.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, độ tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi, trừ một số trường hợp đặc biệt sau: HS đã được học vượt lớp ở các cấp học trước hoặc HS vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp THCS; HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với quy định.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, độ tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi, trừ một số trường hợp đặc biệt sau: HS đã được học vượt lớp ở các cấp học trước hoặc HS vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp THCS; HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với quy định.
HS được phép đăng ký 2 NV vào trường công lập
HS được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào lớp 10 không chuyên và lớp 10 chuyên. Cụ thể, đối với lớp 10 không chuyên, mỗi HS được đăng ký NV dự tuyển vào 2 trường THPT công lập kể cả lớp 10 không chuyên của Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2.
Hai NV phải trong cùng một khu vực tuyển sinh trừ 2 trường hợp sau: Một trong hai nguyện vọng là dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Sơn Tây; HS đăng ký học Tiếng Pháp, Tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.
HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển (ĐXT) cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn nhà trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận HS đăng ký NV2.
Đối với lớp 10 chuyên, khi đăng ký NV dự tuyển, HS phải căn cứ vào khả năng học tập, số lớp chuyên và lịch thi các môn chuyên. HS được chọn tối đa hai trong bốn trường sau: THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây để đăng ký dự tuyển.
Trong mỗi buổi thi (sáng hoặc chiều) ngày 23/6/2012, HS chỉ được chọn 1 môn chuyên để dự thi. Nếu HS đăng ký NV dự tuyển vào cùng một môn chuyên tại hai trường thì phải đăng ký trường NV1 và trường NV2. Trường hợp HS chỉ có NV vào môn chuyên của một trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở một trường thì đó là trường NV1. HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,0 điểm.
Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS), HS (đúng độ tuổi, đủ điều kiện) có HKTT hoặc bố, mẹ có HKTT ở KVTS nào được đăng ký NV dự tuyển vào hai trường THPT công lập của KVTS đó. Các KVTS được phân bố như sau: – KVTS 1: gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ; KVTS 2: gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; KVTS 3: gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy; KVTS 4: gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì; KVTS 5: gồm quận Long Biên, huyện Gia Lâm; KVTS 6: gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; KVTS 7: gồm các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng; KVTS 8: gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì; KVTS 9: gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai; KVTS 10: gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, huyện Thanh Oai; KVTS 11: gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên; KVTS 12: gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, vào ngày 26/5, Sở sẽ công bố công khai số lượng HS đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT. HS muốn thay đổi NV dự tuyển nộp đơn tại các phòng GD-ĐT trong hai ngày 28 và 29/5. Tuy nhiên, HS chỉ được thay đổi NV dự tuyển giữa các trường trong KVTS đã ĐK; không được thay đổi NV dự tuyển vào các lớp, trường chuyên.
Hai NV phải trong cùng một khu vực tuyển sinh trừ 2 trường hợp sau: Một trong hai nguyện vọng là dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Sơn Tây; HS đăng ký học Tiếng Pháp, Tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.
HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển (ĐXT) cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn nhà trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận HS đăng ký NV2.
Đối với lớp 10 chuyên, khi đăng ký NV dự tuyển, HS phải căn cứ vào khả năng học tập, số lớp chuyên và lịch thi các môn chuyên. HS được chọn tối đa hai trong bốn trường sau: THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây để đăng ký dự tuyển.
Trong mỗi buổi thi (sáng hoặc chiều) ngày 23/6/2012, HS chỉ được chọn 1 môn chuyên để dự thi. Nếu HS đăng ký NV dự tuyển vào cùng một môn chuyên tại hai trường thì phải đăng ký trường NV1 và trường NV2. Trường hợp HS chỉ có NV vào môn chuyên của một trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở một trường thì đó là trường NV1. HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,0 điểm.
Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS), HS (đúng độ tuổi, đủ điều kiện) có HKTT hoặc bố, mẹ có HKTT ở KVTS nào được đăng ký NV dự tuyển vào hai trường THPT công lập của KVTS đó. Các KVTS được phân bố như sau: – KVTS 1: gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ; KVTS 2: gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; KVTS 3: gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy; KVTS 4: gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì; KVTS 5: gồm quận Long Biên, huyện Gia Lâm; KVTS 6: gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; KVTS 7: gồm các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng; KVTS 8: gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì; KVTS 9: gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai; KVTS 10: gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, huyện Thanh Oai; KVTS 11: gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên; KVTS 12: gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, vào ngày 26/5, Sở sẽ công bố công khai số lượng HS đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT. HS muốn thay đổi NV dự tuyển nộp đơn tại các phòng GD-ĐT trong hai ngày 28 và 29/5. Tuy nhiên, HS chỉ được thay đổi NV dự tuyển giữa các trường trong KVTS đã ĐK; không được thay đổi NV dự tuyển vào các lớp, trường chuyên.
Kết hợp thi tuyển và xét tuyển
Giống như mọi năm, trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hệ không chuyên năm nay, Hà Nội tiếp tục thực hiện phương thức “Kết hợp thi tuyển với xét tuyển”. Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của HS ở cấp THCS và HS phải dự thi đủ hai môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 21/6/2012 để có ĐXT vào lớp 10 THPT. Khi xét trúng tuyển lấy lần lượt theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Phương thức tính ĐXT như sau: ĐXT = Điểm THCS + Điểm thi (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm.
Trong đó, điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của HS được tính cụ thể như sau: Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5,0 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4,0 điểm; Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3,0 điểm; Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
Điểm thi là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25. Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không có bài thi nào bị điểm 0. Điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích. Tổng điểm cộng thêm không quá 6 điểm.
Điểm thi là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25. Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không có bài thi nào bị điểm 0. Điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích. Tổng điểm cộng thêm không quá 6 điểm.
Thí sinh đăng ký vào lớp 10 THPT không chuyên làm bài thi hai môn Ngữ văn, Toán ngày 21/6. TS đăng ký vào lớp 10 THPT chuyên sẽ tiếp tục thi môn Ngoại ngữ vào sáng ngày 22/6 và thi môn chuyên vào ngày 23/6. Đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu thuộc chương trình lớp 9.
Đối với môn Ngoại ngữ thi sáng ngày 21/6, thí sinh sẽ thi bằng Ngoại ngữ đã được học ở cấp THCS (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật). TS dự tuyển vào lớp chuyên Tin học sẽ làm bài thi môn Toán (cùng đề thi với TS dự thi vào môn chuyên Toán). Thí sinh dự tuyển vào lớp chuyên Tiếng Pháp (của Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ), chuyên Tiếng Nga, chuyên Tiếng Trung sẽ làm bài thi môn chuyên là môn Ngoại ngữ đã học ở cấp THCS (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật).
Đối với môn Ngoại ngữ thi sáng ngày 21/6, thí sinh sẽ thi bằng Ngoại ngữ đã được học ở cấp THCS (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật). TS dự tuyển vào lớp chuyên Tin học sẽ làm bài thi môn Toán (cùng đề thi với TS dự thi vào môn chuyên Toán). Thí sinh dự tuyển vào lớp chuyên Tiếng Pháp (của Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ), chuyên Tiếng Nga, chuyên Tiếng Trung sẽ làm bài thi môn chuyên là môn Ngoại ngữ đã học ở cấp THCS (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật).
Quy định về điểm cộng ưu tiên, khuyến khích
Điểm cộng thêm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên như sau: Cộng 3,0 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con những người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên;
Cộng 2,0 điểm cho một trong các đối tượng: con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh, bệnh binh và con của người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81%; người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số không sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Chính sách khuyến khích cho các đối tượng đạt giải cá nhân trong các kỳ thi ở năm học cuối cấp được tính theo nguyên tắc: Cộng 2,0 điểm cho HS đạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức; thi giữa các nước trong khu vực và thi quốc tế; đạt giải nhất (huy chương vàng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức.
Cộng 1,5 điểm cho HS đạt giải nhì (huy chương bạc) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức; cho HS được xếp loại giỏi ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Cộng 1,0 điểm cho HS đạt giải ba (huy chương đồng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức; cho HS được xếp loại khá ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD-ĐT; Cộng 0,5 điểm cho HS được xếp loại trung bình ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD
Cộng 2,0 điểm cho một trong các đối tượng: con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh, bệnh binh và con của người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81%; người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số không sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Chính sách khuyến khích cho các đối tượng đạt giải cá nhân trong các kỳ thi ở năm học cuối cấp được tính theo nguyên tắc: Cộng 2,0 điểm cho HS đạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức; thi giữa các nước trong khu vực và thi quốc tế; đạt giải nhất (huy chương vàng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức.
Cộng 1,5 điểm cho HS đạt giải nhì (huy chương bạc) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức; cho HS được xếp loại giỏi ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Cộng 1,0 điểm cho HS đạt giải ba (huy chương đồng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức; cho HS được xếp loại khá ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD-ĐT; Cộng 0,5 điểm cho HS được xếp loại trung bình ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD
Lịch thi vào lớp 10 THPT năm 2012-2013 ở Hà Nội:
Ngày
|
Buổi
|
Môn thi
|
Thời gian làm bài
|
Giờ bắt đầu làm bài
|
21/6/2011
|
Sáng
|
Ngữ văn
|
120 phút
|
8 giờ 00
|
Chiều
|
Toán
|
120 phút
|
14 giờ 30
|
|
22/6/2011
|
Sáng
|
Ngoại ngữ
|
120 phút
|
8 giờ 00
|
23/6/2011
Thi các môn chuyên
|
Sáng
|
Ngữ văn, Toán,
Tin học, Sinh học
|
150 phút
|
8 giờ 00
|
Tiếng Pháp,
Tiếng Nhật
|
120 phút
|
8 giờ 00
|
||
Chiều
|
Vật lý, Lịch sử, Địa lý
|
150 phút
|
14 giờ 30
|
|
Hoá học, Tiếng Anh
|
120 phút
|
14 giờ 30
|
Theo: Dantri
Bình luận (0)