Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

“Những điều chưa kể” về du lịch Bình Chánh

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày cui năm, du khách v huyn Bình Chánh s đưc tri nghim sn phm du lch mi l mang đm đc trưng ca vùng đt nm ngoi ô thành ph. Theo đó, du khách không ch đưc đến nhng đa danh văn hóa lch s mà còn đưc tham quan cách nuôi cá, trng trt ca nhng cư dân nơi đây, mang li cho du khách cm giác bình yên hiếm có.


Đoàn kho sát sn phm du lch Bình Chánh

Đây là sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện Bình Chánh nằm trong chương trình “Mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm đặc trưng” do Sở Du lịch TP.HCM phát động nhằm thu hút khách trong nước và quốc tế đến TP.HCM. 

Tìm hiu cách trng trt, nuôi cá

Mới đây Bình Chánh đã chào đón đoàn khảo sát tham quan các điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng “Bình Chánh – Những điều chưa kể”. Trong hành trình này, đoàn khảo sát đã được đi đến những địa điểm thú vị. Đầu tiên, đoàn được tham quan Khu truyền thống cách mạng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Khu tưởng niệm có diện tích 12 hécta nằm tại xã Tân Nhựt. Tại đây, mọi người dâng hương, dâng hoa, tham quan và hồi tưởng về lịch sử thông qua các chủ đề chính như bối cảnh chuẩn bị cuộc tổng tiến công; diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam.

Sau khi khám phá khu tưởng niệm, đoàn khảo sát đến tham quan Khu nuôi cá Koi thuần Việt. Mô hình nuôi cá Koi trong ao đất, giống cá ngoại nhập. Với bàn tay khéo léo của nông dân, cá Koi tại đây được thuần Việt, có nhiều đặc điểm và thương hiệu riêng.


Đoàn tìm hiu dưa lưi Hunh Long có ngun gc t Malaysia

Sau đó, đoàn khảo sát di chuyển đến tham quan mô hình trồng dưa Huỳnh Long và vườn dừa Mã Lai. Dưa lưới Huỳnh Long là loại dưa có nguồn gốc từ Malaysia, đây là mô hình trồng thủy canh trong các nhà màng. Tại đây mọi người được tìm hiểu về quy trình trồng, chăm sóc cây dưa lưới. Còn dừa Mã Lai là loại dừa có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, đặc biệt cho rất nhiều nước và mang lại giá trị kinh tế cao.

Tiếp đến, đoàn khảo sát được đến tham quan làng nghề se nhang có tuổi đời gần 100 năm, nằm dọc theo các tuyến đường ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh). Dưới cái nắng trong veo óng ả, cả con đường càng trở nên rực rỡ bởi sắc vàng, đỏ và mùi hương quế, hương trầm của những bó nhang phơi lộ thiên.

Tiếp tục hành trình, đoàn khảo sát đến làng mai vàng Bình Lợi – nơi được xem là “thủ phủ hoa mai” của khu vực Đông Nam bộ với tổng diện tích hơn 468 hécta. Nghề trồng mai ở nơi đây không chỉ giúp người dân tăng thêm thu nhập, sự sung túc mà còn hấp dẫn du khách trong hành trình trải nghiệm và là niềm tự hào của huyện Bình Chánh.

Sau khi trải nghiệm các điểm đến, du khách được trải nghiệm ngâm chân với thảo dược để thư giãn sau những giây phút mệt mỏi.

Hoàn thin sn phm đ phc v du khách

Ông Trần Quang Duy (Giám đốc Công ty Du lịch Chim Cánh Cụt) cho biết, khi nhắc đến Bình Chánh, người dân chỉ coi địa phương này như một trạm trung chuyển trên con đường đi về miền Tây, chỉ đi thoáng qua. Nhưng trong Bình Chánh còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các tour du lịch về văn hóa, lịch sử, sinh thái. “Đây là lần khảo sát tour thứ hai của chương trình tour “Bình Chánh – Những điều chưa kể” với mong muốn phát triển điểm đến mới, thú vị ở huyện phục vụ du khách trong thời gian tới. Chúng tôi mong muốn đây sẽ là một sản phẩm du lịch mới của TP.HCM, khuyến khích người dân đến với Bình Chánh nhiều hơn để tìm hiểu về các làng nghề truyền thống, văn hóa, lịch sử của khu vực này”, ông Duy chia sẻ.


Đoàn tìm hiu cách làm nhang ca ngưi dân Bình Chánh

Ông Trương Phi Hùng (Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Bình Chánh) cho biết, thông qua chương trình khảo sát, huyện muốn nắm lại chất lượng dịch vụ các điểm đến, cơ sở hạ tầng. Qua đó, huyện có những đề xuất với TP để ngày càng hoàn thiện về hạ tầng giao thông, phát triển đô thị, quy hoạch cầu tàu, bến bãi nhằm mục tiêu phát triển du lịch. “Bên cạnh đó, chúng tôi muốn kết nối các điểm tham quan, kết nối đơn vị lữ hành lại với nhau để xúc tiến tour du lịch đến với người dân trong và ngoài huyện”, ông Hùng bày tỏ.

Hin nay, trên đa bàn huyn Bình Chánh có hơn 30 đim đến có th đu tư, khai thác đ tr thành đim du lch hp dn trong xây dng mô hình các tour du lch sinh thái, du lch nông nghip, nông thôn và du lch văn hóa – lch s. Bên cnh đó, Bình Chánh còn có h thng các công trình y tế mang tm quc gia trong vic khám cha bnh. Đây cũng là điu kin thun li cho huyn mi gi các doanh nghip l hành quc tế và ni đa xây dng tour.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) thông tin, toàn TP.HCM hiện có 366 điểm đến, trải dài ở tất cả quận, huyện và TP.Thủ Đức. Tuy nhiên, trước đây TP.HCM chỉ hay khai thác các điểm đến du lịch ở huyện Cần Giờ, Củ Chi. Hiện Sở Du lịch TP.HCM có chương trình xây dựng các tour tuyến đến các điểm đến mới, hấp dẫn, chú trọng khai phá những địa điểm du lịch thậm chí người dân TP còn chưa biết đến. “Bình Chánh – Những điều chưa kể là một điểm mới. Qua chuyến tham quan này, chúng tôi cũng như những cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực quảng bá và xúc tiến du lịch tại địa phương sẽ hoàn thiện sản phẩm du lịch này trước khi đưa vào khai thác. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá các điểm đến, cũng như các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của huyện Bình Chánh đến với du khách”, bà Hiếu thông tin.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)