Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những điều có thể chưa biết về amidan

Tạp Chí Giáo Dục

Biểu hiện phổ biến của chứng viêm amidan là đau và khó nuốt, sốt, đau đầu và đôi khi cả đau tai. Tuy nhiên, vẫn có một số người không bao giờ bị viêm amindan.
Amidan là gì?
Nếu há to miệng và nhìn thì chúng ta sẽ thấy amidan là 2 miếng mềm và đỏ ở 2 bên thành phía sau vòm họng, được hình thành bởi mô bạch huyết. Mô này có liên quan với hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm.
Amidan rất giàu các bạch cầu, một tế bào có khả năng chiến đấu và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do vị trí đặc biệt của mình nên amidan là một hàng rào chống lại sự viêm nhiễm ở họng và đường hô hấp trên.
Viêm amidan là một dạng viêm amidan, thường do vi rút hoặc vi khuẩn (nhưng rất hiếm).
Viêm amidan do đâu?
Những vi rút gây viêm amidan thường là thuộc dòng Epstein-Barr, mà cũng thường  gây sốt và vi rút thuộc nhóm Adeno. Những vi rút này có thể gây ra những viêm nhiễm khác trong cơ thể bao gồm cả ở vùng ngực.
Vi khuẩn gây viêm amidan gồm nhóm Streptococcus.
Ngoài ra, viêm amdian có thể bắt đầu khi bị biến chứng sau khi nhiễm một loại siêu vi nào đó.
Ngoài cảm giác đau, bạn có thể nhận biết chứng viêm amidan bởi vì amidan trở nên sưng đỏ, đau đớn và có các đốm trắng ở trên bề mặt. Các tuyến ở cổ cũng thường sưng lên.
Những ai dễ bị viêm amidan?
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm amidan nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em. Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn nên chúng dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Ngoài ra, amidan sẽ thu nhỏ dần theo tuổi tác và trở nên ít quan trọng đối với cơ thể khi hệ miễn dịch đã hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt rất dễ bị viêm amidan và trở thành bệnh mãn tính hay tái viêm định kỳ. Các chuyên gia chưa biết lý do tại sao nhưng nó có thể là kết quả của một giai đoạn khó khăn nào đó ở trường học hay nơi công sở.
Điều trị như thế nào?
Viêm amidan thường được điều trị bằng các loại thuốc làm dịu các triệu chứng như paracetamol.
Nếu viêm nhiễm là do vi khuẩn, được chẩn đoán bởi xét nghiệm, thì sẽ dùng kháng sinh.
Những biến chứng có thể gặp?
Mặc dù gây khó chịu, thậm chí làm mất tiếng nhưng viêm amidan không đe dọa sự sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số biến chứng có thể gia tăng.
Áp xe là một dạng biến chứng thường gặp ở amidan mà nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.
Vi khuẩn cũng có thể tiết chấy nhầy từ amidan bị viêm và gây ra các mảng bám màu vàng trắng trên lưỡi, gây hơi thở hôi. Nếu amidan trở nên sưng phồng thì có thể gây khó thở và khó nuốt.
Có nên cắt amidan?
Hiện tỉ lệ cắt amidan sớm đã giảm nhiều trong những năm gần đây bởi người ta cho rằng không bộ phận nào trong cơ thể là thừa và rằng nó được thiết kế để bảo vệ họng. Tuy nhiên, đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về điều này. Bởi có một số trường hợp giảm được tình trạng viêm nhiễm sau mổ nhưng số khác lại tăng nặng.
Tuy nhiên, nếu chứng viêm amidan tái đi tái lại tới 5 lần trong một năm thì bạn nên xem xét tới việc cắt amidan.
Trước đây, cắt amidan được thực hiện bằng dao mổ, nhưng ngày nay người ta dùng công nghệ đốt điện, giúp giảm đau, không chảy máu và thời gian bình phục nhanh hơn.
Nhân Hà (Dân trí)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)