Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những điều giáo viên không nên làm

Tạp Chí Giáo Dục

Ngh giáo luôn là ngh cn s tâm huyết, nhit tình và tm lòng bao dung. Dưi đây là nhng điu sai lm có th làm gim hiu qu ging dy và kh năng tiếp nhn ca hc sinh mà ngưi giáo viên nên tránh.

Trong suy nghĩ ca hc sinh, ngưi thy phi luôn công bng như nhng v quan tòa trên bc ging. Ảnh: N.Trinh

Lnh lùng và thiếu thân thin

Một người thầy nghiêm khắc và có uy thường khiến học sinh kính trọng và vâng lời. Nhưng khi cái uy ấy trở thành bức tường ngăn cách giữa thầy và trò thì cảm giác khó gần và thiếu thân thiện sẽ làm những tiết học nặng nề, gò bó. Điều này khiến các em nghĩ rằng bản thân thầy cô cũng không mấy vui vẻ với lớp, nhiệt tình với trò.

ng x “bng vai phi la” vi hc sinh

Giáo viên thân thiện với học sinh không đồng nghĩa với việc trở thành người “bằng vai phải lứa” với các em. Song không ít giáo viên mắc phải sai lầm nghiêm trọng này, đặc biệt là các thầy cô trẻ. Lứa tuổi học sinh có nhiều bí mật, tâm tư cần chia sẻ, nhưng tìm cách tiếp cận không khéo léo sẽ đánh mất vị thế của người thầy. Ứng xử với học sinh theo kiểu “cá mè một lứa” sẽ làm giảm hiệu quả trong quá trình dạy và học.

Pht hc sinh và “bêu rếu” trưc lp

Một người thầy có đạo đức sẽ không bao giờ làm thế! Bởi nếu hình phạt dù có đủ sức làm gương cho các học sinh khác không tái phạm thì lại trở thành nỗi xấu hổ ám ảnh trong ký ức của chính học sinh bị phạt. Chỉ một lần bị “bêu rếu” trước tập thể, học sinh đó không chỉ chịu áp lực từ thầy cô, bạn bè, gia đình mà còn gây phản ứng tâm lý ghét kiến thức môn học do thầy cô đó dạy. Nếu thầy cô tinh tế dành thời gian gặp riêng học sinh, phê bình, rút kinh nghiệm và sau đó là động viên để các em đừng tái phạm thì chắc chắn hiệu quả của việc giáo dục sẽ cao hơn.

Không minh bch khi chm đim

Kết quả học tập đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của học sinh. Nó không chỉ thể hiện năng lực, sở trường, sở đoản của các em mà còn là cơ sở để định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Thế nhưng, việc chấm bài kiểm tra do giáo viên thực hiện đôi khi do yếu tố tình cảm chi phối nên đánh giá thiếu khách quan trong kết quả học tập tạo nên những suy nghĩ lệch lạc của học sinh…

Nhc m và quát tháo đ “th uy”

Nhục mạ học sinh là một hành vi vi phạm đạo đức của người thầy. Khi bị nhục mạ trước tập thể khiến nhiều học sinh tỏ ra sợ hãi và mất tự tin trong buổi học. Không những thế, khi người giáo viên buông lời nhục mạ học sinh của mình sẽ làm mất niềm tin trong lòng các em. Từ đó các em sẽ dễ mất phương hướng khi người có trách nhiệm dạy mình “lời hay ý đẹp” lại phát ngôn thiếu văn hóa.

Là người thầy, muốn chiến thắng được cái “ngông” rất trẻ người non dạ của học sinh thì thực sự cần có đức, có tâm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên lại chọn cách quát mắng học sinh ngay khi bước chân vào lớp để các em sợ và “giữ trật tự”. Người thầy hay quát tháo vô tình đã tạo bầu không khí tâm lý căng thẳng, biến chính lớp học của mình thành một “chiến trường” mà họ sẽ luôn thua cuộc vì học sinh sẽ chống đối thay vì chịu “khuất phục”.

Giáo dc theo kiu “trng đánh xuôi-kèn thi ngưc”

Học sinh sẽ mất lòng tin nếu như thầy cô thiếu sự thống nhất trong cách giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức – nhân cách. Các em thường tuân thủ và tiếp nhận một cách “tuyệt đối” về lối sống, văn hóa, ứng xử từ phía giáo viên. Tuy nhiên, trên thực tế có những biểu hiện mâu thuẫn giữa chính lời nói và hành động của thầy cô dẫn đến học sinh không biết thầy cô nào là người cần phải học tập… Giáo dục theo kiểu này học sinh sẽ không tìm thấy đâu là chân lý, đâu là mô hình mẫu mực để noi theo. Cụ thể, một số giáo viên giáo dục học sinh không hút thuốc, nói tục, chửi thề…, nhưng chính một số thầy cô lại không mẫu mực làm tấm gương sáng để các em noi theo.

Kìm hãm trí sáng to ca hc sinh

Các em học sinh đều muốn gia đình tự hào bằng những điểm tốt và lời khen ngợi của thầy cô. Có lẽ vì thế mà các em chăm chỉ học các bài văn mẫu, vẽ mẫu sao cho giống “lời cô dạy” nhất. Và “sai chồng sai” khi nhiều giáo viên còn duy trì lối truy bài học vẹt. Thay vì hỏi các em hiểu gì, nghĩ gì lại vội vàng yêu cầu đọc thuộc lòng bài ngày hôm trước một cách máy móc. Cái sai của người thầy ở đây là thay vì chỉ ra những con đường để học sinh chọn mà đi, lại ép các em đi theo đúng một con đường mà thầy cô đã đi mòn rồi.

Thiên v và đnh kiến trong ng x

Ngưi thy hãy luôn là mt hình mu lý tưng đ hc sinh soi vào đó, ly nhân cách đ giáo dc nhân cách. Ch có nhân cách mu mc là phương tin tt nht trong giáo dc hc sinh.

Đây là một sai lầm ở người thầy khiến nhiều học sinh khó chịu nhất. Là thầy thì phải công bằng, sáng suốt như những vị quan tòa trên bục giảng. Nhưng sự thiên vị của thầy cô đã làm học sinh sớm nản lòng vì cái hình thức “bất công xã hội” giản đơn nhất mà các em được chứng kiến. Đặc biệt, ở tiểu học và THCS, khi chớm nhận thức được cuộc sống, các em đã phát hiện ra thầy cô hay cho bạn lớp trưởng điểm cao và ít khi gọi bạn không học thêm nhà lên bảng. Từ đó, các em sẽ bất mãn với cuộc sống khi phải chứng kiến những điều tiêu cực ngay trong chính lớp học.

Nói xu đng nghip vi hc sinh

Đây là sai lầm mà không ít giáo viên hay mắc phải khi quá gần gũi và thường xuyên “tâm sự” với các học sinh trong lớp. Những câu chuyện vui chen ngang tiết học căng thẳng là điều cần thiết để các em lấy tinh thần và có cảm giác hứng thú với môn học. Và đặc biệt là dù được lòng học sinh đến đâu, người thầy cũng không nên mang chuyện bất bình với đồng nghiệp ra để “tâm sự” trước lớp, vừa làm xấu hình ảnh của người thầy, vừa dễ gây ra sự bất hòa.

Lê Phm Phương Lan
(Trưng ĐH Nguyn Hu)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)