Hội nhậpGiáo dục phát triển

Những điều mới, lạ ở ngôi trường năng động

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thay vì gi các phòng hc là A, B, C… theo cách thông thưng, hc sinh (HS) li gi dãy phòng khi 10 là Hoàng Sa, khi 11 là Trưng Sa, khi 12 là Gc Ma và dãy phòng thí nghim, thư vin là Bin Đông. Đây ch là mt trong vô s nhng điu l đang din ra Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM).

Các em HS chơi bóng r ngày cui tun

Đ thi l

Từ năm học 2016-2017, tất cả đề thi các môn đều được Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu đổi mới, tích hợp nhiều môn và gắn đề thi vào thực tế để mang đến cho HS những kiến thức bổ ích. Đợt kiểm tra giữa kỳ vừa qua, HS toàn trường không khỏi thích thú với đề văn gắn với những sự kiện, nhân vật như bác sĩ Nguyễn Anh Trí (Viện trưởng Viện huyết học và truyền máu Trung ương), đám tang GS. Văn Như Cương, hình ảnh các giáo viên liều mình trong bão lũ cứu HS… Hay như đề thi môn hóa tưởng như rất khô khan lại có câu “Viết các phương trình phản ứng minh họa cho hiện tượng được nhắc đến trong câu ca dao “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/hễ nghe sấm động phất cờ mà lên””; câu hỏi về chất béo Trans fat có trong các loại thực phẩm như cá hồi, khoai tây chiên, thịt nướng, gà rán… vốn là những món ăn vặt được tuổi học trò ưa thích.

Không chỉ đổi mới về đề thi, cách đánh giá HS cũng được nhiều giáo viên tích cực đổi mới, đó là đánh giá theo nhiều chiều hướng, theo mức độ hoàn thành của từng HS. Ví dụ, khi giáo viên phân công một nhóm HS thực hiện một tiểu phẩm, các HS trong nhóm được phân công nhiệm vụ cụ thể và giáo viên sẽ chấm điểm dựa trên mức độ hoàn thành, sự tận tâm của từng HS đối với nhiệm vụ được giao và sự cống hiến cho thành công của nhóm. Điểm được chấm sẽ sử dụng cho bài kiểm tra miệng hoặc 15 phút, HS sẽ không còn trả bài theo cách trước đây.

Các t sách l

Bước vào khuôn viên Trường THPT Nguyễn Du, phụ huynh và khách không khỏi ngạc nhiên trước những tủ sách được xếp ngay ngắn ở các dãy hành lang. Giờ ra chơi, thay vì chạy nhảy, xuống căng-tin ăn vặt như bạn bè, một số em lại chọn cho mình một góc nhỏ nào đó trong sân trường để nghiền ngẫm, khám phá nội dung của những cuốn sách hay. Không chỉ được tự do đọc sách, các em còn được tùy ý mang về mà không cần phải qua bất kỳ một thủ tục nào. Tự mượn – tự trả, tự bảo quản sách, chính những chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ này lại góp phần giáo dục tính tự giác, trung thực, biết giữ gìn và bảo vệ của chung vì cộng đồng.

Các thành viên trong CLB STEM

Cũng bắt đầu từ năm học này, trường áp dụng tiết đọc sách cho toàn thể HS khối 11. Mỗi lớp sẽ có 1 tiết đọc sách trong tuần dưới sự giám sát của nhân viên thư viện, đồng thời phối hợp với tổ GDCD và tổ văn kiểm tra những kiến thức HS đã đọc. Sau một thời gian đọc sách, HS sẽ được làm bài thu hoạch về cuốn sách mình đã đọc. Sách được trưng bày chủ yếu là các bộ sách về hạt giống tâm hồn, người con hiếu thảo, sách khoa học, truyện văn học, danh nhân… Nói về việc làm này, thầy Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú cho biết trường thực hiện nhiều hoạt động đều nhằm khuyến khích việc đọc sách cho HS. “Hiện nay, các em sử dụng thiết bị số quá nhiều nên thời gian dành cho việc đọc sách hầu như không có. Cùng với việc sử dụng thiết bị số, ngôn ngữ, suy nghĩ và hành động của các em cũng bị ảnh hưởng, không đúng với chuẩn mực về lứa tuổi. Đọc sách chính là cơ hội để các em trải nghiệm, thấu hiểu các nhân vật, sự kiện…, từ đó suy nghĩ và định hướng lại cách sống cho bản thân mình. “Mưa dầm thấm lâu”, mỗi buổi chỉ mong có 10 em đọc nhưng nếu qua 10 buổi thì số HS tiếp cận sách sẽ nhiều thêm. Văn hóa đọc sách, nhân cách, nhận thức của HS chắc chắn sẽ có sự thay đổi”, thầy Phú chia sẻ.

Nhng chuyên đ l

Vào Trường THPT Nguyễn Du những buổi chiều ngày thứ 3, 5, 7 sẽ thấy sân trường như một công viên thu nhỏ khi có 16 câu lạc bộ (CLB) luân phiên sinh hoạt. Ngoài các CLB truyền thống như các trường khác, trường còn có thêm những CLB với tên gọi rất “kêu” như CLB erobic dance, CLB STEM, CLB nói chuyện trước công chúng, CLB Public speaking, CLB người truyền cảm hứng… Cùng với sự ra đời và hoạt động của các CLB, trường cũng tổ chức nhiều chuyên đề, hoạt động ngoại khóa đến mức HS… không thể nhớ hết tên của từng chuyên đề. Các chuyên đề được tổ chức đa dạng ở nhiều lĩnh vực từ giáo dục đạo đức lối sống, giá trị truyền thống như “Dạy con giữ đạo làm người”, “Lời mẹ ru”, “Đánh thức bản thân”…; những vấn đề xã hội liên quan đến tâm sinh lý tuổi học trò như “Bí mật 3 chữ T”, “Học khôn ngoan thì không gian nan”, “Sử dụng facebook thông minh”…, cho đến những buổi sinh hoạt ngoại khóa về nghệ thuật như “Đờn ca tài tử”, “Đất nước trọn niềm vui”, “Hát về thời hoa đỏ”, “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”… Trong số những chuyên đề, ngoại khóa được tổ chức cho HS, có những buổi còn có sự tham gia của phụ huynh, thậm chí chuyên đề “Dạy con giữ đạo làm người” có gần 700 phụ huynh đến cùng nghe, cùng cười, cùng khóc với con.

Website ca Trưng THPT Nguyn Du là mt trong s ít đơn v có lưt truy cp “khng” hin nay, có ngày lên ti gn 3.700 lưt. Đây không ch là nơi trưng công khai minh bch các vn đ trong nhà trưng mà còn là nơi ph huynh truy cp đ nm bt các thông tin hc tp ca con em mình và đ biết các hot đng s din ra sp ti. Nh nhng thông tin đưc cp nht mà vic nhà trưng vn đng đ xây tng căn nhà đi đoàn kết ti huyn Đt Đ (tnh Bà Ra – Vũng Tàu) tr giá 120 triu đng và cây cu bê tông nông thôn mi ti xã An Thun (huyn Thnh Phú, tnh Bến Tre) tr nên nhanh chóng vì có s chung tay góp sc ca rt nhiu ph huynh.

Ngoài những chuyên đề ngoại khóa, điều khiến nhiều HS thích thú ở những buổi sinh hoạt dưới cờ chính là lúc các thầy cô nói về đạo đức, nhân cách… Với các giáo viên, nói về những thông tin trên mạng xã hội là cách để cung cấp cho HS những thông tin chính xác và trung thực, là cách gần gũi nhất để định hướng giáo dục tư tưởng cho các em. Không chỉ thế, đây cũng là cách để mang đến cho HS những vấn đề thời sự nóng bỏng đang được dư luận quan tâm, để các em không xa rời thực tế trước những làn sóng văn hóa Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đang du nhập tràn lan hiện nay.

M rng dân ch l

Tuy nhiên, để tạo nên những điều lạ đã kể trên, cần phải kể đến công sức của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. Bước vào năm thứ 6 xây dựng mô hình trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân cách và định hướng tư tưởng cho HS. Cuối tháng 9 vừa qua, trong buổi tọa đàm đối thoại dân chủ, tập thể giáo viên nhà trường đã nhất trí thông qua bản dự thảo thi đua năm học mới. Lạ ở chỗ là bản dự thảo này có nhiều vấn đề ràng buộc nghiêm túc lao động tiên tiến… Dù biết sẽ rất khó khi thực hiện, nhưng chính sự đồng tình của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đã khẳng định sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, toàn tâm toàn ý trong việc xây dựng trường mô hình tiên tiến hội nhập theo định hướng của Sở GD-ĐT và UBND TP.

Không chỉ tổ chức đối thoại dân chủ với giáo viên – nhân viên, Ban giám hiệu nhà trường còn tổ chức đối thoại với toàn thể học sinh trong trường xoay quanh các vấn đề: Nội quy nhà trường, cở sở vật chất, giảng dạy của thầy cô, học tiếng Anh với người bản ngữ, hoạt động đoàn thanh niên… Tại đây, Ban giám hiệu đã lắng nghe và giải quyết 100% những thắc mắc và đề xuất của HS.

Ngc Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)