Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những đột phá về y học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Năm qua, những tiến bộ khoa học không chỉ giúp người ta tải dữ liệu nhanh hơn hay có màn hình phân giải cao hơn, mà còn giúp tạo ra những bước tiến quan trọng trong chăm sóc sức khỏe.
Quét sạch vi rút
Bệnh do vi rút không thể điều trị được như vi khuẩn, do đó bệnh cảm thường kéo dài. Nay, một loại thuốc kháng vi rút mới có tên gọi DRACO, do các chuyên gia thuộc Phòng Thí nghiệm Lincoln (Mỹ) bào chế, có khả năng tấn công tất cả các loại vi rút, quét sạch chúng hoàn toàn trong khi để lại các tế bào khỏe mạnh. Nếu nghiên cứu được mở rộng, chúng ta có thể nói lời chia tay với cảm cúm, SARS, bại liệt và tất cả những thứ khác mà bạn không muốn mắc phải.
Khỏi lo sạm da, rám nắng
Hầu hết các loài động thực vật không bị rám nắng nhờ một enzyme sản sinh chất photolyase, một tác nhân truy tìm và sửa chữa tất cả các tổn hại ADN do bức xạ cực tím gây nên. Cơ thể chúng ta không biết cách sản sinh chất này. Tuy nhiên giờ đây, các nhà khoa học thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) đã biết cơ chế làm việc của nó. Chúng ta có thể cho nó vào nước thơm hoặc một thứ gì đó nơi enzyme này thực sự sửa chữa các tế bào thay vì cố che giấu vết nám.
 
Những thành tựu y khoa mới giúp kéo dài tuổi thọ con người – Ảnh: shutterstock 
Hết mụn trứng cá
Mụn trứng cá xuất phát từ các lỗ chân lông bị tắc và khi đã trở thành mụn nhọt, không biết rửa mặt bao nhiêu lần mới loại được nó. Cách duy nhất để điều trị mụn nhọt là tấn công vi khuẩn và protein gây tích tụ chất bẩn ngay từ đầu. Các nhà nghiên cứu Đại học California (Mỹ) đã có thể biến đổi gien cải củ để tạo ra những protein này. Bằng cách biến protein đó thành một loại thuốc xịt mũi, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống mụn trứng cá và chúng ta sẽ chẳng bao giờ bị mụn nữa. Phương pháp này hiệu quả trên chuột và thử nghiệm trên người sẽ là bước tiếp theo.
Chữa bệnh di truyền bằng tế bào gốc
Tế bào gốc có tiềm năng rất lớn nhưng chúng không thể trị được bệnh di truyền vì bất kỳ tế bào gốc nào bạn lấy từ người có bệnh đó sẽ có cùng đột biến gien như trong ADN của họ. Tuy nhiên giờ đây, có vẻ như chúng ta có thể sửa chữa trực tiếp các đột biến đó bằng cách sử dụng protein biến đổi để “đánh hơi” các đột biến và thay chúng bằng ADN bình thường. Các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) đã có thể sử dụng kỹ thuật này để chữa trị bệnh gan di truyền vốn thường đòi hỏi phải cấy ghép. Dù cần nghiên cứu thêm để đảm bảo nó đủ an toàn và giá cả phải chăng, phương pháp này hứa hẹn điều trị được mọi thứ.
Điều trị tiểu đường bằng tế bào não
Như chúng ta biết, tế bào gốc thật thú vị. Các tế bào gốc thần kinh có thể được điều chỉnh để biến thành các tế bào sản sinh insulin. Sau đó, các tế bào này được đưa vào tuyến tụy của một con chuột bị tiểu đường, cho chúng làm nhiệm vụ quy định đường huyết và điều trị hiệu quả cho chuột bị tiểu đường thể 1 và 2. Thử nghiệm trên người là bước tiếp theo mà các chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia Nhật Bản nhắm đến.
Đối phó thừa cân và lão hóa
Loại thuốc giúp bạn trẻ trung và thon thả có thể sớm là một phần bình thường trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu Đại học Texas (Mỹ) đang phát triển một loại thuốc giảm cân gọi là adipotide có thể tự tìm kiếm và loại bỏ tế bào mỡ mà chúng ta đã có. Một loại thuốc khác có tên là rapamycin có thể tăng tuổi thọ chuột đến 10% trong các thử nghiệm. Nếu bạn vừa già vừa thừa cân, đã có thuốc cho cả 2 thứ đó. Thuốc đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm, kéo dài tuổi thọ chuột đến 44%. Còn nếu bạn trẻ và cân đối, chắc chắn thuốc sẽ có hiệu quả hơn.
Bộ phận cơ thể theo yêu cầu
Tế bào gốc có thể được sử dụng để tái tạo các cơ quan hoàn thiện. Bạn bị bệnh tim ư? Chuyện nhỏ, hãy tạo một trái tim khác! Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm sinh học phát triển RIKEN (Nhật Bản) đã có thể lấy các tế bào gốc ở chuột và điều khiển chúng phát triển thành những tuyến yên chức năng đầy đủ chức năng hoàn toàn mới. Các bộ phận này sau đó được cấy ghép vào chuột sống và hoạt động hoàn hảo. Chúng ta có thể phát triển bất cứ thứ gì theo cách này và thí nghiệm đặc biệt này sẽ được lặp lại bằng tế bào người trong vài năm tới.
Theo Khang Huy
(thanhnien)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)