Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những giá trị mà cố giáo sư Trần Hồng Quân để lại sẽ luôn còn mãi

Tạp Chí Giáo Dục

T nhng bài viết cm đng, ý nghĩa v tui thơ, gia đình, quê hương và quá trình công tác gian kh mà v vang ca c GS.TS Trn Hng Quân (nguyên B trưng B GD-ĐT) lúc sinh thi, gia đình ông đã phi hp lãnh đo Hip hi các trưng ĐH-CĐ Vit Nam tng hp, biên tp, in và phát hành cun hi ký mang tên “Đã là thuyn phi ra khơi”. Cun sách đưc chính thc ra mt vào tun qua ti TP.HCM.


Bà Mai Th Năm (phu nhân ca c giáo sư Trn Hng Quân) tng hoa tri ân Th trưng B GD-ĐT Nguyn Văn Phúc, GS.TS Nguyn Thin Nhân (đi biu Quc hi khóa XV Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM), PGS.TS Phan Thanh Bình (nguyên Ch nhiy ban Văn hóa, Giáo dc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đng ca Quc hi) đã h tr gia đình thc hin cun hi ký

GS.TS Trần Hồng Quân sinh năm 1937 trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng trên quê hương miền Tây Nam bộ. Dù trải qua nhiều vị trí, môi trường công tác nhưng ông vẫn luôn gắn bó, dành trọn tâm huyết, trí tuệ và có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo nước nhà.

Gi nh v mt chính khách tài năng, đc đ, có tâm hn thơ

Nội dung hồi ký gồm ba phần. Phần 1: Hồi ký “Đã là thuyền phải ra khơi”; phần 2: “Tiếng lòng” và Phần 3: “Những bài nói và viết của cố GS.TS Trần Hồng Quân”. Trong đó, phần 1 đem đến cái nhìn rõ nét về cuộc đời đầy thăng trầm từ thời thơ ấu ở quê nhà với gia đình, rồi lớn lên đi tập kết ra Bắc, phấn đấu học tập để trở thành một giảng viên ĐH Bách khoa. Sau đó, đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài rồi trở về phục vụ, gắn bó gần như trọn đời với sự nghiệp giáo dục – đào tạo nước nhà với những trọng trách khác nhau, nhất là với vị trí “tư lệnh” ngành trong giai đoạn đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới đầy khó khăn thử thách…

Phần 2 là những bài thơ, bản nhạc đậm chất trữ tình do chính cố giáo sư sáng tác; thể hiện rõ “tiếng lòng” của một chính khách, nhà quản lý, nhà khoa học đầy lãng mạn như giáo sư Nguyễn Bá nhận xét: “Giáo sư Trần Hồng Quân là một chính khách có tâm hồn thơ”. Phần 3 với 21 bài viết và các bài phát biểu xuyên suốt cuộc đời hoạt động giáo dục của cố giáo sư. Đây là những quan điểm, tầm nhìn, những điều tâm huyết và cả những trăn trở, ưu tư của ông; thể hiện tầm tư duy cấp tiến, đi trước thời đại của nhà giáo tài đức.


Hình nh v nhng hot đng lúc sinh thi ca c giáo sư Trn Hng Quân đưc lưu trong hi ký

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc bày tỏ niềm vinh dự, cảm động và biết ơn khi được tham dự lễ ra mắt sách của một lãnh đạo ngành giáo dục tài năng, tâm huyết, đức độ, đã có nhiều đóng góp rất quan trọng cho ngành nói riêng, đất nước nói chung. Thứ trưởng khẳng định, hồi ký “Đã là thuyền phải ra khơi” của cố giáo sư sẽ đem lại cho mỗi chúng ta và các thế hệ sau những thông điệp ý nghĩa; giúp chúng ta hiểu hơn về ông, về tình hình quê hương đất nước, ngành giáo dục trong những hoàn cảnh khác nhau; để chúng ta thêm tin yêu và quyết tâm hành động vì cuộc sống tốt đẹp.

Nhng giá tr mà c giáo sư đ li s luôn còn mãi

Tại chương trình, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng dành nhiều tình cảm tôn kính khi gợi nhắc lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp và sự cống hiến không ngừng nghỉ của cố giáo sư. Sớm mồ côi cha khi mới 4 tuổi, lại phải sống trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh nên tuổi thơ của cố giáo sư Quân chịu nhiều thiệt thòi, vất vả. Nhờ vậy mà ngay từ nhỏ ông đã được hun đúc ý chí mạnh mẽ và tinh thần học tập bền bỉ.

Từ một nam sinh Trường Trung học Bạc Liêu năm 1952, rồi gia nhập quân đội với vai trò chiến sĩ quân giới, sau đó tập kết ra Bắc, vào học bổ túc công nông, sau là sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và tốt nghiệp năm 1961. Từ đây, ông dù trải qua nhiều vị trí, môi trường công tác nhưng đã gắn bó trọn đời, dành trọn tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Trong đó, từ vai trò giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Trung Quốc và Hungary, ông đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Cơ khí (vào năm 1975-1976) và Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (1976-1982). Tiếp đó, ông giữ các chức vụ Thứ trưởng Bộ ĐH (1982-1987), Bộ trưởng Bộ ĐH, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (1987-1990), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (1990-1997), Phó ban Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập Việt Nam (2005-2015), Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam (2015-2021).

Theo Thứ trưởng, trong bối cảnh đất nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đầy khó khăn thử thách, việc tìm giải pháp cho các điểm nghẽn, tháo gỡ các nút thắt cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là rất quan trọng. Từ đó hình thành các quan điểm cơ bản, xuyên suốt cho đổi mới giáo dục mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị như: Đa dạng hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục; giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội; giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại; phát triển giáo dục thường xuyên cho mọi người, xây dựng nền giáo dục mở và học tập suốt đời…

Bên cạnh những đóng góp mang tầm lý luận, với cương vị Bộ trưởng, cố giáo sư Trần Hồng Quân còn từng đề xuất, triển khai nhiều chính sách cụ thể để phát triển hệ thống giáo dục đào tạo như: Chương trình mục tiêu quốc gia về nghiên cứu khoa học; nhà trường gắn với xã hội và lao động sản xuất; phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, xây dựng hệ thống trường sư phạm; xây dựng các trường chuẩn cho phổ thông cơ sở vùng khó khăn; xây dựng trường cho vùng bão lụt; xây dựng ký túc xá sinh viên, thí điểm bầu trực tiếp hiệu trưởng trường ĐH, phát triển hệ thống trường ngoài công lập…

“Sinh thời, giáo sư Trần Hồng Quân được đánh giá là một người hiền lành, nhân đức, chân thành và trong sáng. Ông luôn cởi mở, lắng nghe và chia sẻ, trân trọng những ý kiến khác mình… Nhờ vậy, giáo sư luôn được mọi người kính trọng, quý mến. Ông được đánh giá là một chính khách tài năng, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà giáo thành công nhưng sống rất khiêm tốn, giản dị, gần gũi” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.

Thứ trưởng cho rằng Bộ GD-ĐT, các thế hệ lãnh đạo bộ kế nhiệm và đồng chí, đồng nghiệp đều ghi nhận, đánh giá rất cao về nhân cách mẫu mực, công lao to lớn của cố giáo sư Trần Hồng Quân đối với ngành. “Giờ đây, ông đã đi xa, nhưng những công lao của ông sẽ luôn được ghi nhớ, những giá trị mà ông để lại sẽ luôn còn mãi” – Thứ trưởng bày tỏ.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)