Y tế - Văn hóaThư giãn

Những giống lợn đặc trưng tại Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Lợn là con vật có sự gần gũi với đời sống con người, là con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, tục ngữ, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Trong 3 con vật cuối cùng của 12 con giáp (Dậu, Tuất và Hợi), lợn là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa nên có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, lợn được thể hiện qua các bức tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh lợn hiện hữu trên tấm lịch tường gia đình để thể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian; chúc tụng năm mới gặp nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc…

Ln sóc

Lợn sóc hay lợn Đê là một giống lợn của người Êđê, người M’nông. Giống lợn nhà này phù hợp một số đặc điểm và địa hình của buôn làng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lợn sóc hình dáng lưng cong bụng ỏng (hơi giống lợn ỉ), lông dày, da màu mun đốm.

Ln c

Lợn cỏ (hay còn gọi lợn nít, lợn cắp nách) là một giống lợn nuôi bản địa của Việt Nam. Người miền Trung còn gọi chúng là heo cặng, có nghĩa là heo nuôi mãi không lớn. Chúng được nuôi nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.

Lợn cỏ chạy rất nhanh, khó bắt nên khi làm thịt phải dùng bẫy để dụ. Giống lợn này dễ nuôi, chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt, sức đề kháng tốt, dễ bán.

Ln Mưng Khương

Lợn Mường Khương là một giống lợn gắn liền với đời sống người H’Mông, được nuôi ở nhiều vùng thuộc tỉnh Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương. Đây là một trong 3 giống lợn quý ở các tỉnh phía Bắc, chúng cũng là một trong 3 giống lợn nội chủ yếu làm nền kinh tế chăn nuôi ở miền Bắc Việt Nam.

Tầm vóc lớn, bốn chân to cao vững chắc, sức chống chịu tốt với điều kiện chăn thả ở các vùng núi cao là đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Do sống trên đỉnh núi cao, vận chuyển khó khăn, không có thị trường nên người H’Mông có thói quen nuôi giống lợn này chủ yếu để cúng giỗ, cưới xin.

Ln Táp Ná

Là một giống lợn có từ lâu đời, chủ yếu ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, là nguồn gen vật nuôi bản địa quý hiếm. Loài lợn này có màu sắc lông da rất đặc trưng là đều đen, ngoại trừ 6 điểm trắng giữa trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi. Đặc biệt bụng của lợn Táp Ná có màu đen và không có dải yên ngựa màu trắng bắt qua vai như giống lợn khác. Lợn Táp Na rất dễ nuôi vì chúng phàm ăn, ăn khỏe, ăn bất cứ loại thức ăn nào kể cả loại thức ăn mà hầu như không có chất dinh dưỡng, chống chịu bệnh tật rất tốt hầu như không bị bệnh kể cả nuôi trong điều kiện hoang vu…

Ln Vân Pa

Lợn Vân Pa hay còn gọi là lợn mini Quảng Trị là giống lợn địa phương lâu đời của dân tộc Vân Kiều Pa Cô thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị. Giống lợn này thích hợp với điều kiện miền núi, không sử dụng thức ăn tổng hợp và dư lượng thuốc kháng sinh, phù hợp với kinh tế của người miền núi, chất lượng thịt của nó được sánh ngang với thịt lợn rừng. Hiện nay, đây là giống lợn đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và là một trong 21 nguồn gen trong cả nước cần được bảo tồn.

Ln Lũng Pù

Đây là giống lợn bản địa hiện được chăn nuôi tại 4 huyện trong tỉnh Hà Giang. Tên của chúng được đặt dựa theo địa danh Lũng Pù. Giống lợn đen Lũng Pù được thuần hóa từ lâu đời rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân vùng cao của tỉnh này. Chúng là giống lợn quý của người H’Mông, tầm vóc to lớn.

Ln

Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, nay ít được nuôi vì hiệu quả kinh tế không cao, hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng. Giống lợn này có hai loại hình là ỉ mỡ và ỉ pha. Nòi ỉ mỡ bao gồm những con lợn ỉ mà dân gian gọi là ỉ mỡ, ỉ nhăn, ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha bao gồm những con mà dân gian gọi là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống bương.

Trn Minh Thi

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)