Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Những hành tinh trên hệ sao TRAPPIST-1 có thể không tồn tại được sự sống

Tạp Chí Giáo Dục

Hệ sao "có thể tồn tại sự sống" mà ta mới khám phá ra gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn lạnh có tên TRAPPIST-1 đã làm toàn bộ giới khoa học cũng như chúng ta sửng sốt và vô cùng hứng thú. Những hành tinh tại hệ sao này có thể có nước, có một khí hậu ổn định và chỉ cách chúng ta 39 năm ánh sáng.
Nhưng càng quan sát kĩ, hệ sao này lại càng trở nên kém thân thiện hơn. Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng hệ sao TRAPPIST-1 rất kém ổn định, hoặc là ba hành tinh giống Trái Đất đó có một quyển từ cực kì mạnh mẽ, hoặc chúng lại là những hành tinh không thể tồn tại sự sống.
Một đội ngũ nghiên cứu được dẫn dắt bởi nhà thiên văn học Krisztián Vida tại Đài thiên văn Konkoly, Hungary đã phân tích những khuôn mẫu ánh sáng thu được trong sứ mệnh K2 được thực hiện bởi kính viễn vọng vũ trụ Kepler của NASA. Trong khoảng thời gian 80 ngày, đội ngũ nghiên cứu thu được 42 hiện tượng bừng sáng đột ngột tới từ TRAPPIST-1, 5 trong số đó là những vụ bùng nổ "có nhiều điểm cực đại", có nghĩa là chúng tạo ra nhiều vụ bùng nổ năng lượng lớn trong cùng một lần bừng sáng.
Hệ sao TRAPPIST-1 rất kém ổn định.
Hệ sao TRAPPIST-1 rất kém ổn định.
Sức mạnh của vụ bùng nổ năng lượng mạnh nhất ta đo được từ TRAPPIST-1 có thể so sánh với hiện tượng bão Mặt Trời cực mạnh xảy ra năm 1859, hay Sự kiện Carrington (Carrington Event). Nếu hiện tượng ấy xảy ra ngày hôm nay, nó có thể khiến toàn bộ hệ thống liên lạc toàn cầu ngưng trệ hoàn toàn.
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là nếu như Trái Đất có thể sống sót qua Sự kiện Carrington kể trên, vậy thì tại sao những người ngoài hành tinh (giả định là họ có thực) trên TRAPPIST-1 lại không? Khó khăn đầu tiên mà những cư dân trên hệ sao xa xôi kia gặp phải đó là những hiện tượng bão tấn công hành tinh một cách dồn dập, chỉ cách nhau có 28 giờ. Gần như là những hành tinh kia bị tấn công liên tục.
TRAPPIST-1 tạo ra nhiều vụ bùng nổ năng lượng lớn trong cùng một lần bừng sáng.
TRAPPIST-1 tạo ra nhiều vụ bùng nổ năng lượng lớn trong cùng một lần bừng sáng.
Thứ hai, những cơn bão trên hệ sao TRAPPIST-1 mạnh hơn những gì Mặt Trời gây ra khoảng vài trăm tới vài ngàn lần. Theo một nghiên cứu mới đây, để bầu khí quyển của một hành tinh ổn định lại sau một vụ tấn công từ ngoài vũ trụ như vậy, nó phải cần tới 30.000 năm. Vậy thì trong 28 giờ ngắn ngủi, bầu khí quyển của hành tinh sẽ khó có thể đứng vững sau những cuộc tấn công liên tục được. Chưa kể là khoảng cách từ những hành tinh kia tới ngôi sao trung tâm của nó gần hơn khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời nhiều.
Bầu khí quyển trên các hành tinh của TRAPPIST-1 thay đổi liên tục.
Bầu khí quyển trên các hành tinh của TRAPPIST-1 thay đổi liên tục.
Tất cả những bằng chứng đó đưa đến cho ta kết luận rằng những đợt tấn công liên tục ấy sẽ làm bầu khí quyển của các hành tinh kia trở nên vô cùng bất ổn, sự sống trên những hành tinh ấy sẽ khó có thể đứng vững được.
"Những vụ bùng nổ có trên TRAPPIST-1 sẽ là một trở ngại rất lớn cho sự sống trên các hành tinh xoay quanh ngôi sao có thể duy trì sự sống, khi mà bầu khí quyển trên các hành tinh ấy thay đổi liên tục và không thể quay trở lại trạng thái ổn định được", đội ngũ nghiên cứu kết luận.
Xem Google đã làm Doodle gì cho ngày phát hiện ra bảy hành tinh kia này. Bây giờ thì...
Xem Google đã làm Doodle gì cho ngày phát hiện ra bảy hành tinh kia này. Bây giờ thì…
Để có thể chống đỡ được những đợt tấn công liên tục ấy, quyển từ của các hành tinh trên TRAPPIST-1 phải cực kì mạnh, mạnh hơn Trái Đất khoảng vài chục cho tới vài trăm lần. Có vẻ như hệ sao này khó có thể duy trì được sự sống rồi.
Tuy nhiên, vẫn còn một tia hi vọng nhỏ nhoi nào đó, khi mà nghiên cứu này vẫn chưa được các nhà khoa học khác kiểm duyệt. Có thể ta vẫn còn có được những kết quả khả quan hơn.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)