Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những “hiệp sĩ” thầm lặng giữa màn đêm

Tạp Chí Giáo Dục

Gn mt năm nay, bt k tiết tri mưa lnh hay khô ráo, ch cn mt cuc đin thoi vào bt k thi đim nào trong đêm vng ca nhng ngưi đi đưng b hng xe cn cu h là h lin có mt. H không ch giúp sa xe min phí mà đôi khi còn min phí luôn c nhng dng c thay thế… Đó là thành viên thuc nhóm cu h, cu nn khn cp – SOS Đà Nng!

Gia đêm, h có ngưi cn là nhóm cu h SOS Đà Nng lin có mt

1.Trong ký ức của chị Phan Thị Hạnh, công nhân KCN Hòa Khánh, vài tuần trước nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của các thành viên nhóm cứu hộ SOS Đà Nẵng thì chị đã phải nhọc nhằn dắt bộ chiếc xe máy xẹp lốp đi hơn 3 cây số mới về được phòng trọ. “Lúc đó đã gần 11 giờ đêm rồi, đường khá vắng, em ở quê vào lạ đường nên khi xe bất ngờ bị xẹp lốp. Nhìn quanh không tìm thấy quán sửa xe máy, lúc đó em có cảm giác hơi sợ. Dắt bộ được một đoạn thì em chợt nhớ ra đã từng đọc về đội cứu hộ SOS Đà Nẵng nên em lên mạng tìm kiếm số điện thoại. Rất may là sau cuộc gọi tầm 20 phút thì có 2 anh trong đội đến vá xe giúp em. Bữa đó nếu không được giúp đỡ thì em cũng chỉ biết dắt bộ xe về nhà”, Hạnh nhớ lại. Trước đó không lâu, đội cứu hộ cũng đã từng vượt đèo Hải Vân để thực hiện cứu hộ cho một bạn nữ bị hỏng xe máy khi đang trên đường từ Huế về Đà Nẵng. Cung đường đèo Hải Vân về đêm sương nặng hạt như mưa, hơi lạnh tỏa ra từ đá buốt tận da thịt nhưng dưới ánh đèn pin, những nụ cười vẫn rất tươi vừa cặm cụi vá xe vừa trò chuyện với người không may gặp nạn.

Đó chỉ là hai trong số hàng trăm trường hợp đã được các thành viên đội cứu hộ giúp đỡ trong gần 1 năm qua. Anh Tôn Thất Vũ – thành viên nhóm SOS Đà Nẵng chia sẻ: “Ai từng gặp nạn giữa đêm mới thấy cần sự hỗ trợ biết bao nhiêu. Những lần nhận được điện thoại, anh em đều cố gắng nhanh nhất có thể để tìm đến giúp. Có trường hợp mình chỉ mất thời gian vá xe, nhưng có khi phải thay luôn cả ruột xe hoặc sửa những trục trặc nhỏ của xe cho người bị nạn. Nhiều người khi thấy anh em SOS đến sửa giúp, họ không tin. Sửa xe xong họ nhất quyết trả tiền, nhóm phải giải thích mãi họ mới tin”. Cứu hộ đêm rất vất vả, cung đường rộng, nhu cầu cần giúp đỡ nhiều. Nhưng không phải khi nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Mỗi lần có trường hợp cứu hộ, nhóm phải có 2 thành viên cùng đi nhằm hỗ trợ cho nhau, thậm chí để có người cùng… nói chuyện để người gặp nạn đỡ lo sợ. “Nhiều khi giữa đêm, nhận được điện thoại, anh em vội vã chạy đi mấy chục cây số, nhưng đến nơi gọi lại không ai bắt máy, chờ mãi mới biết mình bị trêu đùa. Những lúc ấy nghĩ cũng giận lắm nhưng rồi lại an ủi nhau, mình cứ đi lỡ người ta cần thật”, Vũ nói.

2.Nhiều trường hợp xe máy bị hỏng nặng, nhóm phải hỗ trợ chở người gặp nạn, người còn lại tìm cách dắt xe hỏng đến chỗ sửa. Trong túi dụng cụ đồ nghề sửa xe, các thành viên của nhóm đều luôn có sẵn bông băng, cồn sát trùng y tế để phòng trường hợp người gặp nạn xây xước nhẹ còn có để giúp họ sát trùng. Khổ nhất là những trường hợp gặp nạn hỏng xe trên đèo Hải Vân. Lúc đó nhóm phải đi nhiều người để hỗ trợ nhau. Và nhóm trưởng Đặng Ngọc Tiến luôn là người phụ trách chạy xe hỏng xuống đèo trong khi các thành viên khác chở người đi đường xuống. Khi đến cuối đèo, không còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thì nhóm mới giao xe cho người đi đường chạy tiếp.

Nói về nhóm, Đặng Ngọc Tiến cho biết: “Trước đây nhiều lần chứng kiến cảnh người đi đường bị xẹp lốp xe giữa đêm, nhất là những khi qua đèo Hải Vân. Họ rất vất vả để dắt bộ xe, thậm chí ở trên đèo thì không thể dắt được đành phải để xe lại. Hiểu được nỗi vất vả đó nên các anh em hay chơi với nhau quyết định thành lập nhóm để giúp đỡ người đi đường về đêm”.

3.Tính đến nay, nhóm có 6 thành viên thường xuyên hoạt động. Họ là những thanh niên trẻ, làm những công việc khác nhau, ở các địa bàn khác nhau trong thành phố nhưng đều có chung tấm lòng muốn hỗ trợ người khó khăn. Tất cả các dụng cụ phục vụ việc sửa xe đều do các thành viên tự bỏ tiền túi ra sắm, thậm chí họ còn bỏ tiền ra mua săm xe tặng cho người đi đường bị hỏng xe nặng, không thể vá lại. Tiến kể, những buổi cứu hộ xuyên đêm đôi khi cũng mang lại lo lắng cho người thân nhưng vì mong muốn giúp đỡ mọi người nên mỗi thành viên đều cố gắng thuyết phục gia đình. Lâu dần cũng thành quen, mỗi tối thấy con dắt xe ra khỏi nhà, ba mẹ đều nhắc con đi đường cẩn thận. Không chỉ cứu hộ người bị hỏng xe, các thành viên nhóm còn sẵn sàng giúp người gặp nạn vào bệnh viện, chia sẻ khó khăn với người nghèo, trẻ mồ côi.

Đặng Ngọc Tiến chia sẻ, do kinh phí gặp khó khăn nên hiện tại nhóm hoạt động cầm chừng, tuy nhiên vẫn cố gắng hết sức để giúp cho người đi đường. Đêm đêm, khi thành phố chìm vào giấc ngủ, dưới ánh đèn đường, những chiếc bóng áo đen mang dòng chữ SOS Đà Nẵng vẫn lặng lẽ rong ruổi khắp các cung đường để giúp người gặp nạn. Họ chỉ trở về nhà lúc bình minh đã sáng rõ. Công việc nối dài đêm này qua đêm khác tưởng chừng rất nhọc nhằn nhưng với họ: “Nụ cười và niềm tin của người gặp nạn kèm theo lời cảm ơn đủ làm họ cảm thấy ấm lòng”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)