Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những hội chứng sợ kỳ lạ mà có thể bạn cũng đang bị nhưng không biết gọi tên thế nào

Tạp Chí Giáo Dục

Trên đời này có rất nhiều nỗi sợ, đến mức trở thành hội chứng, mời các bạn cùng xem mình có mắc phải cái nào không nhé.
18 chứng sợ kỳ quặc trên thế giới
Con người có rất nhiều nỗi sợ và điều này tạo thành một hội chứng mà trong tiếng Anh gọi là “phobia". Từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp và gần như mọi hội chứng sợ đều được đặt tên dựa theo thứ tiếng này, với phần đầu là tên bằng tiếng Hy Lạp của nỗi sợ đó. Dưới đây là những hội chứng sợ kỳ lạ mà có thể bạn chưa hề nghe đến.
Panophobia – chứng sợ mọi thứ
Panophobia
Pano trong tiếng Hy Lạp nghĩa là "gần như mọi thứ". Đây chính là hội chứng sợ nguy hiểm nhất: Nỗi sợ mọi thứ. Người bị chứng Panophobia có thể sợ bất cứ thứ gì trên đời, khiến cho cuộc sống của họ cực kỳ khó khăn. Hy vọng bạn không thuộc nhóm này.
Nyctohylophobia – chứng sợ những khu rừng trong màn đêm
Nyctohylophobia
Trong tiếng Hy Lạp, nycto nghĩa là "ban đêm" và hylo nghĩa là "khu rừng". Từ này dùng để chỉ những người có hội chứng sợ những khu rừng trong màn đêm. Có thể nói nỗi sợ này cũng dễ hiểu vì cảnh rừng lặng im trong màn đêm, thỉnh thoảng phát ra những âm thanh bí ẩn đủ khiến nhiều người phải nổi da gà. Nhưng những người có chứng Nyctohylophobia sẽ tỏ rõ vẻ sợ sệt hơn người khác. Tuy nhiên nỗi sợ này có thể được giảm bớt khi có người, hoặc chó đi cùng.
Liticaphobia –  chứng sợ kiện tụng
Liticaphobia
Xuất phát từ danh từ "litigo" của tiếng Hy Lạp nghĩa là "tranh tụng". Đầy là nỗi sợ… kiện tụng. Đây có lẽ là nỗi sự thực tế nhất vì ai mà chẳng ngán những vụ kiện cơ chứ, nhất là trong thời buổi mà bạn có thể bị kiện vì gần như mọi thứ.
Peladophobia – chứng sợ những người hói đầu hoặc trọc đầu
Peladophobia
Đây là từ ghép bởi Pelado trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "đầu hói" và Phobia trong tiếng Hy Lạp. Peladophobia là nỗi sợ những người hói đầu hoặc trọc đầu. Có rất nhiều người nổi tiếng gắn liền với quả đầu trọc như The Rock hay CEO của Amazon Jeff Bezos, thật bất ngờ khi chính quả đầu của họ lại mang đến nỗi sợ cho một số người.
Metrophobia – chứng sợ thơ ca
Metrophobia
Trong tiếng Hy Lạp, "metre" nghĩa là "đoạn thơ". Thoạt nghe có vẻ như đây là nỗi sợ phương tiện di chuyển hiện đại như tàu điện ngầm, tàu cao tốc,… nhưng không, Metrophobia là hội chứng sợ… thơ ca. Những người tồn tại sự sợ hãi này có xu hướng không thích nhìn thấy, nghe hoặc viết thơ. Với họ, thơ là một nỗi ám ảnh cụ thể và vô cùng tồi tệ.
Paraskavedekatriaphobia – chứng sợ thứ Sáu ngày 13
Paraskavedekatriaphobia
"Paraskeví" nghĩa là "Thứ Sáu" trong tiếng Hy Lạp và "dekatreís" là số 13. Một nỗi sợ có cái tên cực kỳ dài nhưng may mắn là đời bạn sẽ không phải gặp nó quá nhiều. Đây là từ dùng để mô tả nỗi sợ thứ Sáu ngày 13, có lẽ là chúng ta cần phải cám ơn Michael Myers vì nhờ hắn mà thứ Sáu ngày 13 mới trở nên đáng sợ hơn. May mắn thay không phải tháng nào cũng có cái ngày này.
Triskaidekaphobia – chứng sợ số 13
Triskaidekaphobia
Đáng sợ hơn hội chứng vừa nói ở trên, Triskaidekaphobia là nỗi sợ số 13. "Tris" nghĩa là "số ba" "kai" là "và" còn "deka là "mười". Đúng vậy, không cần phải chờ đến thứ Sáu, chỉ cần gặp số 13 đâu đó trong cuộc sống hàng ngày cũng tác động đến tâm lý của họ.
Xanthophobia – chứng sợ màu vàng
Xanthophobia
Từ này dùng để ám chỉ nỗi sợ màu vàng, cũng như trên "xantho" là màu vàng trong tiếng Hy Lạp, dù có là trên bảng màu hay sắc vàng tự nhiên tuyệt đẹp của hoàng hôn, thì đối với những người bị chứng Xanthophobia, đó chính là điều cực kỳ đáng sợ và khó chịu. Tạm biệt những buổi chiều tà thả bước trên con đường nhuộm nắng, tạm biệt những cánh đồng hoa vàng trên cỏ xanh…
Coulrophobia – chứng sợ những chú hề
Coulrophobia
"Coulro" là một từ Hy Lạp cổ, nghĩa là "người diễn trên sàn" ám chỉ một tên hề. Có lẽ đây là một trong những hội chứng sợ phổ biến nhất nhưng cũng lạ lùng nhất: chứng sợ những tên hề. Nền văn hoá đại chúng gắn liền với những tên hề đáng sợ như Joker trong Batman hay IT đã giúp hội chứng này trở nên phổ biến hơn. Điều đáng sợ nhất có lẽ là những nét vẽ trên khuôn mặt của chúng, luôn mỉm cười nhưng không biết ẩn chứa gì phía sau.
Turophobia – chứng sợ phô mai
Turophobia
"Turi" là "phô mai" và Turophobia là nỗi sợ phô mai. Những người bị hội chứng này thường sợ phô mai bởi một sự kiện chấn động nào đó liên quan đến phô mai từng xảy ra với họ, ví dụ như suýt chết vì mắc nghẹn chẳng hạn. Và không phải ai cũng sợ mọi loại phô mai, có người chỉ sợ một số loại nhất định.
Ombrophobia – chứng sợ mưa
Ombrophia
Một hội chứng sợ có liên quan đến nước, nhưng không phải nước sâu thẳm, nước bẩn, mà Ombro(mưa) phobia là chứng sợ mưa. Nỗi sợ này có thể là do bầu không khí ảm đạm khi mưa hoặc sợ mắc bệnh.
Nomophobia – chứng sợ không có điện thoại bên mình hoặc không thể sử dụng điện thoại
Nomophobia
Trong cuộc sống hiện đại với Wifi, mạng di động, điện thoại luôn kết nối, thì nỗi sợ này ngày càng phổ biến hơn. Nomophobia là nỗi sợ không có điện thoại bên mình hoặc không thể sử dụng điện thoại. Khác với những nỗi sợ trên, từ “Nomo” trong Nomophobia không hoàn toàn xuất phát từ Hy Lạp mà là viết tắt của cụm từ “no-mobile-phone”. Cũng đúng vì đây là hội chứng mới chỉ xuất hiện trong thời kỳ hiện đại.
Philophobia – chứng sợ yêu
Nhân loại thường coi khả năng yêu thương là món quà lớn nhất của tạo hóa. Thật không may, trên thế giới lại tồn tại một chứng bệnh mang tên Philophobia. Những người mắc chứng bệnh này thường sợ yêu hoặc hình thành mối quan hệ thân thiết.
Bạn có tưởng tượng được sẽ khó khăn như thế nào khi sống cùng chứng sợ yêu không?
Anthophobia – chứng sợ hoa
Chứng sợ hoa
Bạn không nhầm đâu, rất nhiều người trên thế giới có cảm giác sợ hãi đối với hoa! Mặc dù những người mắc chứng này có thể hiểu rằng hoa không thực sự đe dọa về mặt thể chất, nhưng việc nhìn thấy hoặc thậm chí nghĩ đến hoa vẫn khiến họ lo lắng tột độ. Chỉ nhìn thấy hoa thôi cũng đủ khiến họ trở nên bất thường rồi.
Hippopotomonstrosesquipedaliophobia – chứng sợ dài dòng
Những người mắc chứng ám ảnh này có thể sẽ không thể đọc tên tình trạng của mình mà không bị run. Giống như hầu hết các chứng sợ hãi khác, chứng sợ dài dòng không phải là bẩm sinh mà được kích hoạt bởi một số trải nghiệm trong cuộc đời. Thuật ngữ hippopotomonstrosesquipedaliophobia có thể được chia thành nhiều phần khác nhau để hiểu ý nghĩa.
Phần đầu tiên: "hippopoto" xuất phát từ "Hippopotamus", nghĩa là loài hà mã – một loài động vật có thân dài theo chiều ngang. "Monstr" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là một thứ gì đó quái dị và đáng sợ. "Sesquippedalio" cũng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "lôi thôi, dài dòng". Cuối cùng, "phobia" có nguồn gốc từ "phobos", có nghĩa là "nỗi sợ hãi".
Spectrophobia – chứng sợ gương
Những người mắc chứng Spectrophobia rất sợ gương vỡ, họ luôn cho rằng sẽ có ai đó nhảy ngay ra khỏi gương để dọa họ hoặc cảm thấy rằng những chiếc gương có thể hút họ vào một thế giới siêu nhiên nào đó. Thông thường, chứng sợ gương là do các sự kiện gây chấn thương tâm lý, chẳng hạn như xem một bộ phim kinh dị hoặc do mê tín dị đoan liên quan đến gương và ma quỷ.
Pedophobia – chứng sợ trẻ em
Chứng sợ trẻ em
Người mắc chứng bệnh này sẽ cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy, hoặc thậm chí chỉ nghĩ đến trẻ sơ sinh hoặc trẻ em. Hội chứng này được gây ra bởi một loạt các tác nhân tâm lý và xã hội học. Một số học giả đã thử xem xét vấn đề kỳ lạ này, nhưng vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể hoặc cách điều trị triệt để. Tất nhiên, giải pháp tình thế là không có con, hoặc ít nhất là tránh xa trẻ em bất cứ khi nào có thể.
Haphephobia – chứng sợ bị đụng chạm
Đây là một trong số ít những nỗi ám ảnh có thể xuất phát từ bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều người hình thành nỗi sợ hãi này theo thời gian, thường là do những trải nghiệm tồi tệ, đặc biệt là nỗi sợ hãi bị tấn công tình dục. Một người mắc chứng Haphephobia thường không gặp khó khăn gì trong việc kết bạn hoặc phát triển các mối quan hệ xã hội, nhưng những tiếp xúc cơ thể thẩm chí là nhỏ nhất sẽ khiến họ vô cùng khó chịu.
Bạn có bị chứng nào trong danh sách này không?
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)