Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Những hòn đảo mãi thuộc về quá khứ: cái đã “chia năm xẻ bảy”, cái thì… chưa bao giờ tồn tại

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Xin giới thiệu những hòn đảo thích chơi trò “ú òa”, thử thách lòng kiên nhẫn của các nhà thám hiểm cũng như giới khoa học.
Đáy biển luôn chứa đựng vô vàn điều thú vị và kinh hãi. Nhưng thứ nổi lên trên mặt biển cũng bí ẩn không kém: chính là những hòn đảo!
Cùng điểm danh 5 hòn đảo dù đã không còn tồn tại nhưng vẫn luôn được nhắc nhớ và đồn thổi.
1. Đảo Sarah Anne (giữa Thái Bình Dương) – hòn đảo mất tích theo cách… nhảm nhí nhất thế giới
Năm 1858, một đoàn tàu của công ty phân bón New York rong ruổi trên Thái Bình Dương để tìm… phân chim trên các hòn đảo, nhằm đem về sản xuất phân bón.
Trời không phụ lòng người, cuối cùng họ khám phá ra một hòn đảo bé tí. Họ đặt tên nó là Sarah Anne và… tuyên bố quyền sở hữu của mình! Theo công ty này, đảo nằm ở 4 độ vĩ bắc, 154,22 độ kinh tây. Nghĩa là nằm ở phía Đông Bắc của đảo Giáng Sinh nổi tiếng.
Đây chính là đảo Giáng sinh, còn đảo Sarah Anne thì không thể xác định.
Đây chính là đảo Giáng sinh, còn đảo Sarah Anne thì không thể xác định.
15 năm sau, các nhà làm bản đồ thuộc chính phủ Hoa Kỳ tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy đảo Sarah Anne đâu cả. Nhưng không sao, cái đảo bé tẹo ấy thì… bỏ qua cũng được.
Cho đến năm 1937, một nhóm nhà thiên văn học dựa vào quan sát và tính toán, đã phát hiện ra Sarah Anne lần nữa. Nhưng nó nằm ở 4 độ vĩ Nam, chứ không phải 4 độ vĩ Bắc như công ty Phân bón New York khẳng định! Và nó đã có tên trên bản đồ từ lâu rồi, chính là đảo Malden!
2. Đảo Maui Nui (vùng biển Hawaii) – phân thân thành 4
Từ trên không nhìn xuống một phần của quần đảo Hawaii ngày nay.
Từ trên không nhìn xuống một phần của quần đảo Hawaii ngày nay.
Ngày nay, Hawaii là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hawaii. Tuy nhiên, nó chỉ đạt danh hiệu ấy vào thời hiện đại.
Còn xưa kia, có một hòn đảo lớn hơn gấp rưỡi. Nó có tên Maui Nui (trong tiếng Hawaii có nghĩa là "đảo Maui lớn"). Nhưng hòn đảo "đô con" này đã bị phân tách thành 4 đảo nhỏ, chính là Maui, Moloka'i, Lana'i và Kaho'olawe ngày nay.
Thời xưa, dung nham núi lửa đã làm xáo trộn địa hình và bồi đắp thêm diện tích cho đảo Maui Nui. Tuy nhiên, khi núi lửa tạm ngưng, dung nham nguội và nặng lại chìm xuống đáy biển, chính thức phân tách Maui Nui thành 4 đảo nhỏ đến nay.
Bằng chứng cho thấy 4 hòn đảo lẻ tẻ kia ngày xưa từng "hợp thể" với nhau, đó là chúng có hệ động thực vật rất tương đồng.
3. Đảo Sandy (ngoài khơi Úc): một bằng chứng rằng đừng tin Google Map, có khi nó lừa đấy!
Theo nhiều ghi chép và lời đồn đại, đảo Sandy nằm giữa vùng biển nước Úc và đảo New Caledonia. Nó dài khoảng 24km, diện tích khoảng 117km vuông (gấp đôi diện tích thành phố Hội An).
Đảo Sandy từng xuất hiện trên nhiều bản đồ, từ bản đồ năm 1908 cho đến Google Map. Vấn đề là khi các nhà nghiên cứu ĐH Sydney đi thuyền đến vị trí ấy vào năm 2012, họ chỉ tìm thấy… biển
Đảo Sandy chỉ xuất hiện trên... Google Earth?
Đảo Sandy chỉ xuất hiện trên… Google Earth?
Nhưng lại có rất nhiều người báo cáo về đảo Sandy mới lạ! Năm 1772, nhà thám hiểm người Anh ghi chép về chuyến đi vụt qua đảo này. Năm 1876, thủy thủ của thuyền Velocity từ nước Anh cũng nhìn thấy đảo Sandy. Tuy nhiên, chưa từng ai đặt chân lên đảo.
Hình ảnh được cư dân mạng lan truyền với hashtag #FindSandy (Tìm đảo Sandy).
Hình ảnh được cư dân mạng lan truyền với hashtag #FindSandy (Tìm đảo Sandy).
Có phải hòn đảo này đã chìm? Bản đồ sonar (phục vụ việc đo độ sâu) cho thấy vùng biển xung quanh đảo Sandy rất sâu nhưng không hề có dấu vết nền móng hay núi ngầm gì dưới đáy cả. Điều đó nghĩa là, chỉ còn 1 khả năng đảo Sandy nằm sâu, rất sâu dưới đáy biển. Nhưng đâu có cơn địa chấn nào đủ lớn gây ra việc như thế?!
Một chuyện dễ kiểm chứng hơn đây: Google Map đã báo cáo đảo Sandy "không tồn tại"! Ok Google!
4. Đảo Tuanaki (Nam Thái Bình Dương): hòn đảo "hội hè miên man"
Vào những năm 1840, một người đàn ông tên Soma, sống ở đảo Cook thuộc Nam Thái Bình Dương nói với các nhà truyền giáo rằng, anh ta từng đến thăm đảo Tuanaki.
Đây là đảo Cook. Theo lời đồn đảo Tuanaki tuyệt diệu khá gần đảo Cook nhưng tìm hoài không thấy
Đây là đảo Cook. Theo lời đồn đảo Tuanaki tuyệt diệu khá gần đảo Cook nhưng tìm hoài không thấy
Trong chuyến du hành trên biển đó, đoàn tàu của Soma nhìn thấy hòn đảo nhỏ. Lập tức, thuyền trưởng đã đưa Soma con dao để chống lại thổ dân khi cần. Tuy nhiên, thổ dân lại rất… dễ thương và thích nhảy múa.
Họ tiếp đón đoàn khách lạ thịnh tình, thiết đãi món ngon lại còn tặng thịt heo, chuối, dừa và các đặc sản khác đem về. Một chuyện lạ là trên đảo, nam và nữ sống trong những căn nhà riêng biệt!
Tranh vẽ đảo Tuanaki của họa sĩ Miner.
Tranh vẽ đảo Tuanaki của họa sĩ Miner.
Soma xác định đảo Tuanaki nằm khoảng 100km tính từ đảo Mangaia và có diện tích khoảng 1,3km vuông. Nghe chuyện quá thú vị, các nhà truyền giáo quyết tìm ra đảo Tuanaki. Nhưng sau hai lần thăm dò năm 1844 và 1856, tất cả chỉ hoài công.
Có lẽ hòn đảo đã chìm xuống, hoặc tất cả chỉ là bịa đặt chăng? Nhưng người dân ở đảo Cook ngày nay, họ vẫn tin và truyền nhau câu chuyện về hòn đảo hiền hòa, thích nhảy múa miên man.
5. Đảo Ferdinandea (ngoài khơi Ý): ẩn hiện khó lường

Tranh vẽ đảo Ferdinandea thời cổ và phần dưới đáy.
Hòn đảo này cách bờ biển phía Nam của Sicily (vùng hành chính tự trị thuộc Ý) chỉ 31km. Thực ra, "hòn đảo" là phần đỉnh của ngọn núi lửa chìm dưới biển.
Ghi nhận đầu tiên về đảo Ferdinandea từ thời La Mã cổ đại, cụ thể khoảng năm 264 – 241TCN. Sau đó, do hoạt động của núi lửa, đảo này đã trồi lên rồi lại chìm xuống không biết bao nhiêu lần. Nghe y hệt như chuyện tình 2 hòn đảo ngang trái trong phim hoạt hình ngắn "Lava" của Disney nhỉ?
Đến tháng 7/1831, núi lửa lại phun trào và đảo Ferdinandea hiện ra nữa. Lần này phần nổi lên có chu vi 5km, cao 65m so với mực nước biển. Sáu tháng sau, nó lại chìm. Năm 2002, nó cũng "ngoi lên thở" chút đỉnh và… đi lặn biển tiếp rồi.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)