Y tế - Văn hóaThư giãn

Những khẩu trang mang tên “hạnh phúc”

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi thưng dy con và hc trò, đng tin chia s là đng tin hnh phúc. Dù nh bé, ít i nhưng khi chia s vi nhng ngưi kém may mn, đng tin y tr nên ý nghĩa, to nim vui, hnh phúc c ngưi trao ln ngưi nhn.

Nhiu bn tr phát khu trang min phí cho ngưi dân

Từ khi xuất hiện dịch virus Covid-19 đến nay, sự xấu đẹp trong lời nói, hành động… xuất hiện đan xen lẫn nhau. Xấu là: hét giá khẩu trang, không bán khẩu trang, tranh giành nhau mua khẩu trang, đưa tin thất thiệt, đem chuyện virus làm trò đùa… Đẹp là: tặng khẩu trang miễn phí, tạo nước rửa tay diệt khuẩn tặng miễn phí, đem tiền lì xì mua khẩu trang tặng người dân… Cái xấu dần bị đẩy lùi và cái đẹp đang càng lan tỏa.

Phòng chống virus cần kết hợp nhiều biện pháp, trong đó phương pháp đầu tiên, dễ dàng nhất, nhanh nhất…  đó là bịt khẩu trang. Và khẩu trang cũng là “đối tượng” được nói đến nhiều, cả xấu lẫn đẹp. Những gì liên quan đến khẩu trang mang sự xấu xí đã bị cơ quan chức năng làm việc, người dân càng biết ý thức hơn, nhận thức đúng đắn hơn về dịch virus này. Và cái đẹp lại được “lên ngôi”.

Những ngày qua, truyền hình, báo chí, mạng xã hội… đã đưa tin, hình ảnh về những cá nhân, tập thể đã chung tay vì cộng đồng. Hình ảnh nhiều nhất, rõ nhất và lan tỏa nhất là nhiều nơi đã phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Hình ảnh này dường như trải dài nhiều địa phương trên đất nước. Họ là những đơn vị, cá nhân khác lại “trao điều tử tế”. Những chiếc khẩu trang ấy là những chiếc khẩu trang mang đến hạnh phúc cho người cần. Có những nhà thuốc không bán nhiều khẩu trang mà “xé lẻ” để bán cho nhiều người. Đó là sự sẻ chia đáng quý của người bán, thay vì bán được nhiều hàng thì họ chọn cách biết “giữ lại” để bán cho nhiều người khác cũng đang cần. Cũng có những người bán giải thích kỹ, nói rõ để người dân hiểu rằng, lúc này ai cũng cần khẩu trang nên mua ít thôi, vài hôm sau hãy mua tiếp.

Một trong những khẩu trang hạnh phúc đáng ghi nhận là từ việc làm ý nghĩa của những cô cậu học trò, tuổi còn rất nhỏ. Tấm gương thứ nhất là cậu bé Andy Đào Nguyên (11 tuổi, ngụ tại Q.1, TP.HCM) đã quyết định lấy hết số tiền lì xì 10 triệu đồng đưa cho mẹ mua khẩu trang y tế phát cho người dân. Cậu bé đã đứng phát khẩu trang trên vỉa hè khiến nhiều người cảm kích. Tấm gương thứ hai là cô bé Nguyễn Ngọc Trinh (lớp 4C1, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, P.Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã dùng số tiền hơn 3 triệu đồng lì xì mang đến Thành đoàn Hà Nội đóng góp để mua khẩu trang và nước rửa tay để phục vụ mọi người chống dịch. Có lẽ, cả hai được cha mẹ dạy dỗ về những bài học nhân văn nên đã làm được những điều lớn như thế. Andy Đào Nguyên và Nguyễn Ngọc Trinh chính là hai tấm gương sáng trong việc trao những chiếc khẩu trang hạnh phúc đến với người dân trong đại dịch Covid -19 này. Đây cũng là hai tấm gương tỏa sáng để các con tôi noi theo, và cũng là hai tấm gương để tôi “gửi thông điệp” tới học sinh của mình sau khi trở lại trường nhập học.

Virus Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, và câu chuyện về những chiếc khẩu trang mang tên “hạnh phúc” sẽ tiếp tục lan tỏa từ những cá nhân, tập thể biết chia sẻ, sống nhân văn, nghĩa tình.

Hoàng Thái Hùng (TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)