Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những kỹ năng dạy con cần thiết dành cho phụ huynh

Tạp Chí Giáo Dục

Những kỹ năng dạy con cần thiết dành cho phụ huynh - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Những kỹ năng dạy con cần thiết dành cho phụ huynh Audio

Đôi khi, có nhng k năng đơn gin nhưng các bc ph huynh thưng b qua. Nhưng đó li là nhng k năng cn thiết dành cho con tr trong quá trình trưng thành và phát trin nhân cách…

Đối với trẻ em, sự khen ngợi có thể trở thành một nguồn lực lớn lao để trẻ tự tin, phấn đấu và nỗ lực không ngừng. Ảnh: IT

Giá tr ca s khen ngi con tr

Sự khen ngợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng lòng tự tin và là một động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên phấn đấu và hoàn thiện bản thân mình. Đặc biệt đối với trẻ em, sự khen ngợi có thể trở thành một nguồn lực lớn lao để trẻ tự tin, phấn đấu và nỗ lực không ngừng… Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì, không phải một sự thành công rực rỡ nào đó mới nhận được một sự tán thưởng xứng đáng. Đôi khi chỉ cần một sự thừa nhận đơn giản về những cố gắng mà ta đã bỏ ra cũng đem đến những cảm giác thỏa mãn lẫn tự hào. Đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi đi học, sự khen ngợi có hiệu quả hơn trong những trường hợp cụ thể. Đối với giáo viên khen ngợi là một nghệ thuật sư phạm và nó là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả. Đối với các bậc cha mẹ, khen ngợi là một nhịp cầu để con cái trở nên gần gũi và gắn bó với mình hơn. Khen ngợi đúng lúc, đúng chừng mực và đúng phương pháp sẽ giúp trẻ đạt được một mức độ nào đó về sự tự ý thức bản thân và thông qua đó trẻ cảm thấy tự hào về bản thân mình. Nhưng điều cốt yếu là cha mẹ nên khen ngợi trẻ như thế nào là phù hợp?

Vấn đề quan trọng là cha mẹ cần tặng thưởng cho trẻ dù là những nỗ lực nhỏ nhất và những lời khen ngợi càng cụ thể càng tốt. Thay vì nói “Giỏi lắm con!”, cha mẹ hãy nói “Con giỏi lắm vì đã giúp mẹ quét nhà sạch sẽ.” Hoặc thay vì khen “Con rất ngoan chiều nay”, bạn hãy khen “Con đã rất ngoan vì chiều nay đã chơi cùng em để mẹ nấu cơm”.

Khen ngợi không phải là một điều để ta dễ dàng ban phát nhưng nó là một sản phẩm tinh thần thực sự có giá trị mà các bậc phụ huynh phải biết nỗ lực một cách có ý thức để khen ngợi con mình. “Nỗ lực” có nghĩa là những lời khen ngợi phải xuất phát từ sự chân thành, vui vẻ, công tâm, thể hiện sự chừng mực, sự yêu thương và tự hào của bạn dành cho con. Khen ngợi là một cách để trẻ nhận ra mình đã làm được những gì, chưa làm được gì và mình cần phải cố gắng như thế nào để đáp ứng đúng với sự yêu thương và mong đợi của ba mẹ.

K năng làm bn vi con

Nam hăm hở nói với mẹ sau buổi đi học về: “Mẹ, bạn Hoàng lại hạng nhất. Điểm của bạn là 9,2. Phải nói bạn giỏi thật mẹ nhỉ?”. Mẹ Nam đang mải mê làm bếp vội phán một câu cực sốc: “Thì bạn học giỏi. Còn con đội sổ nữa à? Đúng là đẻ con khôn thì mát lòng mát dạ”. Nam xìu như một chiếc bong bóng xì hơi, vội vã chạy vào phòng bực tức trước cách nói chuyện của mẹ.

Để làm bạn với con chắc chắn kiểu nói chuyện phủ đầu hay kiểu “chặt chém” trong khi trò chuyện với con như tình huống trên không thể có chỗ đứng. Thay vào đó là chuyện phải lắng nghe con, hỏi han tình hình học tập của lớp, của con để động viên dù chỉ là sự thăng hạng rất bình thường của con… Cũng theo TS. Huỳnh Văn Sơn, làm bạn với con đòi hỏi các bậc cha mẹ phải chú ý. Thứ nhất là đến với con bằng suy nghĩ con mình cũng là một cá thể. Việc hai cá thể có những suy nghĩ khác nhau là chuyện hết sức bình thường. Thứ hai, nên chủ động chuyện trò với con những vấn đề mình đang gặp phải, những vấn đề xảy ra ở gia đình mình chứ không hẳn chỉ hỏi chuyện của con mình. Nên giúp trẻ thấy vai trò của trẻ như là một người bạn sẻ chia, như là một thành viên có trách nhiệm. Thứ ba, nên tôn trọng con và chấp nhận những khoảng không bí mật của con cái.

Thứ tư, nên giữ những thói quen thân ái và chăm sóc cho nhau một cách thường xuyên. Mỗi ngày có thể dành ít nhất một giờ để chuyện trò, làm bạn cùng con thông qua những hoạt động chung, hoạt động vui chơi – giải trí hay thể dục thể thao. Thứ năm, nên khuyến khích con chủ động chia sẻ để cha mẹ và con cái tâm tình với nhau một cách tích cực. Điều này sẽ trở thành nếp nhà rất có giá trị. Lẽ đương nhiên, cha mẹ đừng quá “quyết đoán” chuyện của con cái mà hãy tạo cơ hội cho con cái tự quyết định khi chúng ta chỉ tham vấn mà thôi.

Cuối cùng, cha mẹ nên thật sự bao dung ngay cả trong những trường hợp con mình bị thất bại hay sai lầm. Đấy mới thực sự là thái độ của “bạn bè” đích thực. Sự bao dung hay sự chấp nhận này cũng chỉ là tạm thời để hướng đến một sự điều chỉnh thích ứng về sau.

Làm bạn với con, bài toán khó đã có thể có lời giải nếu như mỗi người nỗ lực hết mình bằng những sự điều chỉnh nhất định trong quan niệm cũng như trong sự ứng xử với con cái. Bởi vì chính các bậc cha mẹ sẽ cảm nhận được hạnh phúc đích thực khi con cái nên người!

Minh Châu

Bình luận (0)