Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những kỷ niệm xưa bừng tỉnh

Tạp Chí Giáo Dục

Ngh nhân nhân dân (NNND) Nguyn Hng Oanh ra đi đ li bao nui tiếc cho ngưi yêu âm nhc quê hương. Đng thi cũng đ li mt khong trng không nh cho công vic bo tn và gìn gi di sn văn hóa dân tc ca các vùng min gia TP.HCM.


C NNND Nguyn Hng Oanh trong mt chương trình giao lưu

Truyn cm hng t dân ca ví gim

Tôi quen NNND Nguyễn Hồng Oanh trong thời gian đi làm báo. Cách đây đã tròn 20 năm. Ấn tượng nhất là buổi lễ tôn vinh bưởi Phúc Trạch, một sản vật quý ở Hà Tĩnh quê tôi tại một khách sạn Q.1. Có thể coi đó là ngày bận rộn nhất của chị vì khi thì vào vai MC khi thì vào vai diễn giả rồi phía sau cánh gà sân khấu chị lại là người trong ban tổ chức. Đó cũng là lần đầu tiên nhiều vị khách được nghe giọng ca ngọt ngào đậm chất ví giặm của một con người sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa xứ Nghệ. Cũng nhờ buổi giao lưu ấm tình quê đó mà tôi được gặp lại GS. Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy đều từ nước ngoài vừa mới về Việt Nam.


C
 NNND Nguyn Hng Oanh hp mt văn ngh sĩ 2024

Vốn yêu dân ca quê nhà, ví giặm đã trở thành người se duyên giữa chị với tất cả đồng hương mê âm nhạc. Nào ngờ điệu hò câu ví sông Lam lại có thêm một vai trò níu giữ hồn người giữa chốn đất khách quê lạ. Lời ca tiếng hát của chị theo thời gian mở rộng biên độ để nối vòng tay lớn xây nên tình giao kết keo sơn. Khi CLB Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh phía Nam ra mắt, chị đã trở thành nữ “thuyền trưởng” cho di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ở một nơi cách nó sinh ra cả ngàn cây số. Như người truyền lửa đầy nhiệt huyết, Nguyễn Hồng Oanh đã tạo nên làn gió mới có sức lan tỏa rộng đem tới khán giả mạch nguồn âm nhạc làm dịu cơn khát của những người yêu âm nhạc xa quê. Cũng bắt đầu từ đó dân ca ví giặm không chỉ bó hẹp trong 4 bức tường nhỏ bé mà đã mở rộng biên độ ra các buổi liên hoan đón xuân tân niên, kỳ sinh hoạt, đợt giao lưu tổng kết cuối năm. Rồi có thời gian, chúng tôi lại có dịp cùng chị đến với các trường học để nghe chị truyền cảm hứng cho các bạn học sinh về giá trị của một thứ của cải vô cùng quý báu mà ông cha ta để lại. Từ trên bục giảng, những câu Kiều theo chị đến giữa sân trường để làm lay động tâm hồn trẻ thơ, gieo vào lòng các em những giá trị nhân văn mà sách giáo khoa không thể có được. Những buổi nói chuyện của chị quên cả tiếng trống trường, lố cả giờ ra chơi mà người nghe vẫn hào hứng. Nhìn vào ánh mắt chị niềm sung sướng đã trào dâng. Đó là những lúc người nghệ nhân có nụ cười tỏa nắng đẹp nhất.

Sng bng ch nghĩa ch tình

Không chỉ trau chuốt giọng ca, chị còn chăm chút từng bộ trang phục khi đi nói chuyện, đậm đà chất dân tộc, điền dã mà không lạc hậu hay cổ xưa. Những vùng trũng về văn hóa dân gian, nhất là dân ca vùng miền đã được nữ nghệ nhân lao tâm khổ tứ lấp đầy. Với công lao đó, năm 2015 chị nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và 2022, danh hiệu NNND rất vẻ vang đã đến với chị như một sự ghi nhận kịp thời của ngành văn hóa.

Là người sống có tình có nghĩa, chị rất hiếu khách. Mỗi lần ra khỏi nhà chị trong túi tôi có thêm vài cuốn sách chị tặng, không phải sách chị in mà sách quý của thư viện gia đình. Nhớ có lần chị cùng nhà văn Gia Dũng phát hành cuốn “Đường về xứ Nghệ” của NXB Văn hóa dày gần 2.000 trang giá mấy trăm ngàn thế mà khi đưa tiền chị còn nhét lại vào túi.  Đối với chị sản phẩm văn hóa không phải để kinh doanh mà để lan tỏa, truyền bá. Đó mới là giá trị thực của sách báo chân chính.


C
 NNND Nguyn Hng Oanh đang biu din

Nghệ nhân ví giặm Hồng Oanh tên thật là Nguyễn Hồng Vanh, sinh năm 1955 tại Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1974, sau khi tốt nghiệp THPT, chị đi học ngành thống kê và về làm kế toán tại UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Năm 1981, chị lấy chồng, sau đó theo chồng vào Tiền Giang công tác. Đến năm 1989, nghệ nhân Hồng Oanh cùng các con lên TP.HCM lập nghiệp. Tại đây, nữ nghệ nhân bắt đầu tham gia công tác xã hội, sinh hoạt ở nhiều câu lạc bộ và đem tiếng hát của mình đến với người dân TP.HCM. Nghệ nhân Hồng Oanh được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vào năm 2015. Ngày 4-3-2022, tại TP.HCM, bà được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân nhân dân. Bà cũng đạt nhiều giải thưởng như huy chương vàng Festival Huế cho chuyển thể chầu văn tác phẩm “Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh”; huy chương vàng 2002 tại Hà Nội cho chuyển thể chầu văn tác phẩm “Quận 2 hội ngộ”; huy chương bạc ca trù toàn quốc 2018 cho tác phẩm “Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh”.

Hôm 12-1-2023, sau khi dự tổng kết của Hội Nhà văn TP.HCM trời trưa nắng mà chị rủ tôi sang viếng thăm con trai nhạc sĩ Nguyễn Tất Tùng. Hôm đó đồ đạc lỉnh kỉnh mà chị chạy xe máy rất khỏe không chịu cho tôi chở. Trên đường đi bao nhiêu câu chuyện vui buồn đều kể hết. Nào ngờ đó là buổi gặp cuối cùng của chị. Khi nghe anh Tùng kể, biết người nhà tôi bệnh, trước khi chia tay chị còn gửi tờ bạc 500 ngàn để mua sữa. Nào ngờ đó cũng là tình cảm cuối cùng mà người chị đồng hương đã dành cho gia đình tôi. Chị đã bỏ lại gia đình, bạn bè và mảnh đất 30 năm từng gắn bó để ra đi một cách vội vàng đường đột để lại bao nhớ thương, đau buồn, nuối tiếc cho mọi người. Hôm đó chị còn khuyên: “Ta ráng tranh thủ đi thăm hôm nay chứ sợ không còn dịp khác nữa”. Bây giờ nghĩ lại ai ngờ chị nói câu đó quả không sai.

Bấm đốt ngón tay, NNND Nguyễn Hồng Oanh được vinh danh Công dân tiêu biểu TP.Thủ Đức 2023 vừa được nửa tháng. Chặng đường đi phía trước còn dài, hành trình vẫn dang dở. Thế mà chị đã bỏ lại tất cả để về với miền mây trắng. Xin thắp nén tâm nhang để tưởng nhớ vong linh người đã khuất – NNND Nguyễn Hồng Oanh. Mong chị qua đó thanh thản hơn để gặp lại những bạn bè, người thầy của mình Trần Văn Khê, Phạm Duy cùng sống mãi với dân ca ví, giặm và cất giữ trường tồn dòng chảy văn hóa dân tộc Việt Nam quê hương mình. Như tôi đã viết câu thơ tặng chị trước đây: “Từ ngày chân bước đi xa/ Câu thơ điệu ví đậm đà mang theo/ Dẫu qua trăm núi ngàn đèo/ “Đường về xứ Nghệ” vẫn neo giữa hồn/ Mai sau nước cạn non mòn/ Đời câu ví giặm mãi còn ươm xanh”.

Phan Ngc Quang

Bình luận (0)