Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những lão nghệ sĩ không danh hiệu!

Tạp Chí Giáo Dục

Mỗi mùa xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND, khán giả vừa vui lại vừa buồn. Họ vui cùng những nghệ sĩ (NS) được xét tặng rất xứng đáng. Còn buồn cho những NS cũng rất xứng đáng nhưng lại chưa được xét tặng hoặc đặc cách, trong đó có “quái kiệt” Hồng Nga, “quái kiệt” Bo Bo Hoàng, NS Mạc Can, NS Hồng Sáp, nam danh ca Phương Bình…


NS Hồng Nga và Kiều Mai Lý trong “Nửa đời hương phấn”

Tài năng đã được khẳng định!

Đây là những lão NS tuổi đời đã gần 80 và hơn 60 năm tuổi nghề, tất cả đều ngấp nghé bên kia đỉnh núi… Nhưng những vai diễn của họ đã trở thành một ký ức không thể phai mờ trong lòng của các đồng nghiệp cũng như hàng triệu khán giả trong và ngoài nước…

Nhắc đến tài năng của “quái kiệt” Hồng Nga, chỉ cần nói một chữ “đỉnh”. NS Hồng Nga thấy mình may mắn khi được khán giả, từ người lớn đến lớp trẻ yêu mến, ủng hộ. Điều đó xuất phát từ giọng hát và cách diễn “thật” mà giọng ca của bà nỗ lực tạo ra mỗi lần có cơ hội đứng trên sân khấu. Bà nói: “Lâu lâu mọi người cứ bảo: “Má chửi cho con nghe vài tiếng đi” khiến tôi cũng giật mình. Làm như tổ cho tôi vậy đó, tôi chửi ngọt lắm, tôi chửi có vần, có điệu đàng hoàng. Nhiều người nói khi tôi lên sân khấu, thần sắc của tôi sáng lên hẳn. Có khán giả lại hỏi sao tôi dữ quá vậy, nhưng nếu làm không tới thì bà con sẽ chê”.

Khi qua nước ngoài lưu diễn, NS Hồng Nga luôn dành dụm tiền bạc mang về Việt Nam tặng cho Viện Dưỡng lão NS, các NS nghèo khó bệnh tật, các viện mồ côi, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật… như một hình thức trả ơn đồng nghiệp, trả ơn khán giả đã yêu thương mình. Bà luôn làm một cách âm thầm, không phô trương, không lên báo, không lên ti vi và mạng xã hội.


NS Bo Bo Hoàng và cố NS Vũ Linh

Gần 1 năm qua, sức khỏe của NS Hồng Nga không còn được như xưa, đôi chân yếu do bị khớp, trí nhớ của bà cũng không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, nói chuyện nọ xọ chuyện kia… nên gia đình không muốn cho NS Hồng Nga xuất hiện trong các chương trình nghệ thuật vì sợ mất đi hình ảnh đẹp của một nữ đào độc, đào lẳng, đào mụ, một “quái kiệt” tài danh của sân khấu cải lương…!

Bo Bo Hoàng xuất thân từ nhóm Đồng ấu Minh Tơ, từng đoạt giải Thanh Tâm năm 1965 và nhiều vai diễn thăng hoa trên Sân khấu đoàn Huỳnh Long sau năm 1975.

Trong giới nghệ thuật cải lương, Bo Bo Hoàng là một cá tính đặc biệt. Danh tiếng của bà không rực rỡ như những ngôi sao cùng thời như Ngọc Hương, Diệu Hiền, Bạch Tuyết, Lệ Thủy… nhưng bà có vị trí rất vững chắc trong trái tim người mộ điệu. Đến giờ, dù ít khi xuất hiện, nhưng mỗi khi nhắc tới bà nhiều khán giả vẫn nhớ như in các nhân vật mà bà từng hóa thân. Bo Bo Hoàng diễn xuất sắc nhiều vai như: bi, hài, ác… nên bà được giới sân khấu cải lương phong biệt danh “quái kiệt”.

Xuất hiện tại chương trình Sao nối ngôi để hỗ trợ thí sinh Hà Mỹ Anh. Với gương mặt hốc hác, ánh mắt u buồn, vóc dáng gầy gò nhưng khi bước ra sân khấu bà vẫn “cháy” hết mình với vai diễn. 77 tuổi đời, 70 năm tuổi nghề nhưng Bo Bo Hoàng vẫn đam mê với sân khấu tuồng cổ và chắp cánh cho các tài năng ở vị trí đào, kép chánh.

NS Mạc Can là một tên tuổi quá nổi tiếng, là cả một trời tuổi thơ của rất nhiều thế hệ khán giả qua rất nhiều bộ phim truyền hình, đặc biệt là phim “Cổ tích Việt Nam”.


Lão NS Hồng Sáp và Mạc Can

NS Hồng Sáp (sinh năm 1937) là người gốc Hà Nội, 8 tuổi đã theo ba mẹ vào Nam đi hát, 10 tuổi mồ côi, 14 tuổi chính thức bước lên sân khấu hát theo đoàn cải lương Huỳnh Long. Khi đoàn giải thể, bà lui về hậu trường sân khấu rồi bén duyên với nghiệp diễn. NS Hồng Sáp dần trở nên quen thuộc với khán giả qua các vai phản diện trong một số tuồng cải lương Hồ Quảng: Tấm Cám, Tình sử A nàng, Hai dòng sữa mẹ… Khi cải lương không còn thịnh hành, bà rẽ lối qua phim truyền hình để trang trải cuộc sống.

Ở tuổi 86, NS Hồng Sáp dù không còn nhiều vai diễn vẫn không rời sân khấu. Hơn 50 năm sống trong Đình Nhơn Hòa (Q.1, TP.HCM), bà gắn bó với công việc đi mặc trang phục cho NS để trang trải cuộc sống.

Nam danh ca Phương Bình thì hầu hết các giả yêu cải lương đều ái mộ giọng ca chân phương của ông trên rất nhiều sân khấu, đặc biệt là hát cặp với NS Mỹ Châu ở Đoàn Kim Chung. Năm 1967, Phương Bình đoạt được giải Thanh Tâm cùng với các NS Mỹ Châu, Ngọc Bích, Bảo Quốc.

Lòng tự trọng của các tài danh

Trong rất nhiều chương trình, các MC đã từng trân trọng giới thiệu Hồng Nga, Bo Bo Hoàng, Mạc Can, Hồng Sáp, Phương Bình… là NSƯT, NSND với lòng yêu mến và ngưỡng mộ. Nhưng ngay sau đó, các lão NS đã không trách mà chỉ cười nhẹ nhàng nhờ đính chính: “Hãy cứ gọi chúng tôi bằng nghệ danh bởi các lão NS chúng tôi không có danh hiệu gì cả”.

Dẫu biết, danh hiệu NSƯT, NSND không thể giúp các lão NS này kiếm thêm tiền. Nhưng danh hiệu đó là sự sòng phẳng cho tài năng và sự cống hiến của họ ở lĩnh vực nghệ thuật.

Còn nhớ, nhân kỷ niệm một năm ngày mất của NSƯT Út Bạch Lan, đại diện gia đình “Sầu nữ” cho biết đã từ chối xin truy tặng danh hiệu NSND, bởi vì: “Danh hiệu chỉ có ý nghĩa khi mẹ tôi còn sống, nay bà đã mất thì danh hiệu truy tặng không còn ý nghĩa…”. Việc làm này đã được đông đảo người hâm mộ cô Út hoan nghênh, tán thành!

Vậy nên, theo NSND Kim Cương, những người có trách nhiệm nên có những chính sách đặc cách kịp thời. Đừng để khi các lão NS “về miền xa tít” rồi mới truy tặng. Niềm vui ấy không bao giờ trọn vẹn, và cũng có lỗi với sự cống hiến của các NS đó lắm…

NSND Kim Cương cho biết: “Danh hiệu NSND chỉ nên dành cho các nghệ sĩ có những thành tích xuất sắc và đóng góp to lớn cho sự nghiệp nghệ thuật, cósức lan tỏa vàtầm ảnh hưởng lớn lao. Không thể cứ tính số lượng huy chương để xét tặng danh hiệu cao quýnày…”.

Danh hiệu cho tất cảcác ngành nghềnghệthuật, nhà giáo, bác sĩ… làđiều rất cần thiết đểghi nhận một quá trình cống hiến cũng nhưsức ảnh hưởng của họcho lĩnh vực màhọhoạt động. Nhưng danh hiệu chỉ có giá trị khi nó được đặt đúng với vịtrítên tuổi của người được nhận. Còn nếu không, nó sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Vàkhi các nghệsĩnhận được danh hiệu ấy, đồng nghĩa với việc họsẽgánh trên vai mình một trách nhiệm nặng nềhơn. Bởi vì họ không chỉ hát vì niềm đam mê của bản thân nữa mà hát vì sự tin tưởng, vì tình yêu của nhân dân”.

Anh Khôi

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)