Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những loại thực phẩm không thể ăn chung với nhau vì dễ gây ngộ độc, tiêu chảy

Tạp Chí Giáo Dục

Không phải cái gì ăn chung với nhau cũng là tốt, thậm chí có một số thứ khi kết hợp cùng nhau lại dễ gây ra những phản ứng tiêu cực cho sức khỏe của bạn.
Mỗi loại thực phẩm đều sẽ mang trong mình những nguồn dưỡng chất đặc biệt giúp tăng cường sức đề kháng cũng như thúc đẩy cơ thể hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, việc kết hợp những loại thực phẩm không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ đầy hơi, tiêu chảy và nặng hơn còn gây ngộ độc nghiêm trọng.
Đừng chỉ quan tâm tới việc ăn ngon miệng hay trang trí đẹp mà bạn cũng nên chú ý tới cả phần nguyên liệu mà mình lựa chọn để kết hợp sao cho hợp lý. Trên thực tế, có một số loại thực phẩm lại rất kỵ nhau và dễ gây nên phản ứng tiêu cực cho cơ thể của bạn.
Sữa bò với nước hoa quả
Sữa bò và nước hoa quả
Sữa bò vốn là loại thực phẩm chứa nhiều protein, trong đó, chất casein chiếm tới 80%. Khi sữa bò hòa chung hoặc uống kèm với nước trái cây chua có thể làm chất casein này bị kết dính, lắng đọng lại, từ đó gây khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, nếu để trẻ nhỏ uống trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh methemoglobin huyết (một dạng rối loạn máu) gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ bị tử vong. Nước trái cây có đặc tính axit cũng sẽ làm biến đổi tính chất của sữa bò, gây khó tiêu.
Hải sản và nhân sâm
Hải sản và nhân sâm
Theo Y học cổ truyền, hải sản có thể làm thông khí (thở nhanh), còn nhâm sâm lại bổ khí, hai thứ này sẽ triệt tiêu lẫn nhau và làm hại tới sức khỏe của người dùng. Vì vậy, khi dùng nhân sâm, bạn nên kiêng tất cả các loại củ cải trắng, đỏ và hải sản, bởi chúng kỵ nước.
Thịt bò và hạt dẻ
Thịt bò và hạt dẻ
Hạt dẻ có chứa nhiều vitamin C nhưng khi kết hợp chung với thịt bò lại làm giảm giá trị dinh dưỡng của loại hạt này. Đặc biệt, nếu cố tình ăn chung với nhau, sự kết hợp này còn khiến hệ tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng và gây khó tiêu, tức bụng.
Dưa hấu với thịt dê/cừu
Dưa hấu và thịt dê/cừu
Sau khi ăn thịt dê/cừu, nếu tráng miệng bằng dưa hấu sẽ dễ gây hại tới lá lách và dạ dày. Nguyên nhân là do thịt dê có vị ngọt, tính nóng. Trong khi đó, dưa hấu lại có tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh nên sau khi ăn không những làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tỳ vị, dạ dày.
Trứng gà và sữa đậu nành
Trứng gà và sữa đậu nành
Sữa đậu nành vốn giàu protein và các amino axit, đặc biệt còn chứa thành phần hoạt chất isoflavone nên rất có lợi cho sức khỏe phái nữ. Sữa đậu nành không những tốt cho hệ tim mạch mà còn chứa ít đường nên rất tốt cho những người thừa cân, béo phì. Thế nhưng, khi kết hợp chung sữa đậu nành với trứng gà lại làm albumin trong lòng trắng phản ứng với chất tripxin trong sữa đậu nành, từ đó tạo ra các chất khó hấp thụ với cơ thể, gây tiêu chảy, khó tiêu.
Cà rốt và củ cải
Cà rốt không kết hợp với củ cải
Khi nấu canh hầm hoặc súp nhiều gia đình thường cho củ cải và cà rốt nấu cùng nhau vừa tạo vị ngọt, vừa thêm màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, sự kết hợp này không có lợi về mặt dinh dưỡng. Bởi trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
Thịt bò và tôm
Nhiều gia đình ngày Tết thường có thói quen ăn lẩu. Trong món lẩu thường kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó điển hình là thịt bò và tôm. Tuy nhiên, đây là sự kết hợp không tốt, bởi trong thịt bò chứa sắt, tôm chứa canxi, sắt và canxi không thể chuyển hóa cùng một lúc nên nấu chung sẽ bị mất tác dụng bổ dưỡng.
Bia, rượu với nước tăng lực, đồ uống có ga hoặc chứa caffeine
Một sai lầm phổ biến của nhiều người là kết hợp rượu bia với đồ uống có ga giúp tăng hương vị. Điều này có thể đem tới nhiều hậu quả không lường. Nước ngọt có ga hoặc các loại soda chứa hàm lượng lớn khí CO2, giúp thúc đẩy quá trình cồn hấp thụ vào máu và di chuyển khắp cơ thể, trong đó tác động lớn nhất là tới hệ thần kinh. Điều này gây ra hàng loạt triệu chứng như đau nhức, mệt mỏi, uể oải, mất nhận thức, suy giảm trí nhớ. Nghiêm trọng hơn, việc kết hợp này sẽ khiến các mạch máu giãn rộng tại da nhưng co mạch tại cơ quan, dẫn tới tăng huyết áp đột ngột cùng hàng loạt nguy cơ, thậm chí tử vong.
Nước tăng lực, cà phê hoặc các chất kích thích đều có thành phần caffeine. Chúng không những không thể làm giảm nồng độ cồn mà còn đánh lừa người dùng, khiến cơ thể không nhận thức được mức độ say của bản thân và tiếp tục uống nhiều hơn. Từ đó, gây rối loạn giấc ngủ, nguy cơ ngộ độc tăng cao và kéo dài tác hại của rượu bia.
Trà kết hợp với thực phẩm giàu sắt
Thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn bổ sung sắt cho cơ thể.
Hoạt chất polyphenol và tanin có trong trà khi liên kết với sắt trong thực phẩm như thịt đỏ, các loại nội tạng… sẽ khiến quá trình hấp thụ cả hai hợp chất này trở nên khó khăn hơn. Cụ thể, hàm lượng pholyphenol và tanin trong thực phẩm càng cao càng ức chế khả năng hấp thụ sắt. Trong khi đó, khẩu phần ăn quá giàu protein, đặc biệt là sắt cũng làm giảm tác dụng chống oxy hóa của trà xanh.
Do đó, không nên uống trà hoặc sử dụng trà chung với những thực phẩm giàu sắt. Cách dùng tốt nhất là cách nhau ít nhất một tiếng. Nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cần lưu ý.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)