Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những loại thực phẩm “vàng” tốt nhất cho phổi

Tạp Chí Giáo Dục

Phổi bị nhiễm độc là nguyên nhân gây viêm, ho và nhiều các triệu chứng khác. Nếu không làm sạch, tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đây là những thực phẩm bạn nên ăn để giảm viêm.
17 thực phẩm làm sạch phổi
Viêm phổi là một bệnh rất phổ biến thường xảy ra vào mùa đông kéo dài đến hết mùa xuân. Bởi vì nhiệt độ thay đổi chênh lệch ở trong nhà và ngoài trời trong thời gian này là tương đối lớn, và chất lượng không khí kém, có thể dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh khác nhau, bao gồm cả viêm phổi.
Đối với những người bị viêm phổi, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống trong thời gian dùng thuốc, từ đó có thể giúp giảm tình trạng bệnh và phục hồi sức khỏe sớm hơn.
Những loại thực phẩm rất tốt để thanh lọc, làm sạch phổi:
1. Lê
Quả lê
Chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene… giúp hỗ trợ làm sạch phổi.
Quả lê có chức năng hỗ trợ làm sạch phổi tốt, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, v.v., vì vậy ăn lê có thể cải thiện tình trạng viêm của bệnh nhân bị viêm phổi.
Tuy nhiên, vì lê là thực phẩm có tính lạnh phụ nữ bị viêm phổi trong thời kỳ kinh nguyệt, không nên ăn lê. Thay vào đó, bạn có thể cắt lê vào nước và nấu chín lên để ăn. Đối với bệnh nhân viêm phổi bị yếu lá lách và dạ dày thì cũng có thể sử dụng phương pháp ăn lê nấu chín.
2. Bắp cải
Bắp cải
Bắp cải là một thực phẩm tốt để giải độc, loại bỏ đờm và giảm ho…
Bắp cải là một thực phẩm tốt để giải độc, loại bỏ đờm và giảm ho, rất phù hợp cho bệnh nhân bị viêm phổi.
Vì hương vị của bắp cải rất ngọt, nên bệnh nhân bị viêm phổi có thể ăn sống, tất nhiên, cũng có thể được chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh…
Ngoài ra, đối với bệnh nhân bị viêm phổi có triệu chứng táo bón, bạn cũng có thể ăn nhiều bắp cải, vì nó cũng có tác dụng làm giảm táo bón.
3. Quả óc chó
Quả óc chó
Hạt óc chó có tác dụng chữa hen phổi và giúp làm dịu phổi hoặc giảm các cơn ho.
Nhiều người biết rằng quả óc chó có chức năng bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời cho não, nhưng có thể chúng ta lại không biết rằng nó cũng có tác dụng chữa hen phổi và giúp làm dịu phổi hoặc giảm các cơn ho.
Hạt có chó còn có tác dụng điều hòa chức năng gan, điều hòa sự di chuyển của máu và nuôi dưỡng dạ dày. Do đó, đối với bệnh nhân bị viêm phổi, bạn có thể ăn một ít quả óc chó để điều chỉnh tình trạng bệnh, nhưng lượng quả óc chó mà bệnh nhân ăn không nên quá nhiều, để ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng béo phì vì óc chó có hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
4. Mật ong
Mật ong
Bệnh nhân bị viêm phổi có thể ăn một ít mật ong để làm giảm các triệu chứng của họ.
Mật ong cũng là một thực phẩm tốt để làm giảm bệnh phổi, vì vậy bệnh nhân bị viêm phổi có thể ăn một ít mật ong để làm giảm các triệu chứng của họ.
Mật ong có vị ngọt nên nếu bạn lo lắng về lượng đường bổ sung nhiều lên trong thời gian uống thì bệnh nhân có thể uống nó bằng cách pha loãng nước với mật ong. Cách uống này cũng có thể đóng vai trò hydrat hóa và có tác dụng bổ sung nước tốt hơn.
Nói tóm lại, đối với bệnh nhân bị viêm phổi, nếu bạn muốn cải thiện triệu chứng của mình thông qua thực phẩm bổ sung, bạn cần ăn nhiều thực phẩm để tăng chức năng hoạt động của phổi và gan. Không bao giờ ăn những thực phẩm dễ làm bạn bị kích thích, gây nóng, chẳng hạn như thức ăn cay.
5. Trà xanh
Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của việc hít phải khói thuốc.
Một nghiên cứu thực hiện với hơn 1.000 người ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn những người không uống.
6. Táo
Quả táo
Một quả táo giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, ít calo nên luôn nằm trong danh sách những thực phẩm nên ăn của các chuyên gia dinh dưỡng. Flavonoid và nhiều loại vitamin có trong táo, đặc biệt là vitamin C giúp chúng ta duy trì hệ thống miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh. Khi chúng ta có chức năng hô hấp khỏe mạnh, chúng ta có thể chống lại các bệnh phổi và ngăn ngừa chúng.
Nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ với 650 người Anh và châu Âu cho thấy chế độ ăn nhiều cà chua và trái cây, đặc biệt là táo, có thể tăng tốc độ chữa lành phổi bị tổn thương do khói thuốc.
7. Dầu ô liu
Dầu oliu
Các chất béo đơn và đa không bão hòa và chất phytonutrients có trong dầu ô liu rất tốt cho da, tóc, tim và đặc biệt là phổi. Trên thực tế, dầu ô liu có thể giúp chống lại các rủi ro sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí như tăng huyết áp và suy yếu các mạch máu – các yếu tố có thể làm giảm việc cung cấp oxy của bạn, khiến tim bạn bơm máu nhanh hơn và khó thở hơn.
"Dầu ô liu là một loại dầu lành mạnh có chức năng chống oxy hóa", Giáo sư Norman H. Edelman – cố vấn khoa học cao cấp cho Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ nói. "Nó giúp chống lại các tác động chính của các chất ô nhiễm, đó là viêm và các phân tử xấu gây viêm".
8. Tỏi
Tỏi
Tỏi cũng có đặc tính chống viêm và giảm tổn thương do các gốc tự do. Một nghiên cứu trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention cho thấy những người ăn tỏi sống ít có khả năng phát triển ung thư phổi hơn so với những người không tiêu thụ tỏi sống. Hơn nữa, những người hút thuốc nếu ăn tỏi sống cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn 40% so với những người hút thuốc không ăn tỏi sống. Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp thay thế cho việc cai thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, điều tốt nhất nên làm là bỏ thuốc.
9. Quả mọng
Quả mọng
Các loại quả mọng như cherry, quả việt quất là hai loại quả hiệu quả nhất giúp giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh. Vitamin C, vitamin A và các chất phytonutrients khác nhau trong quả việt quất có chức năng như chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ các tế bào chống lại thiệt hại từ các gốc tự do liên quan đến bệnh tật.
Nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa có thể ức chế sự phát triển của khối u, giảm viêm trong cơ thể ở thực quản, phổi, miệng, hầu họng, nội mạc tử cung, tuyến tụy, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.
10. Cây mía
Mía có chứa nhiều chất ngọt tự nhiên nên có thể giúp giữ ẩm cổ họng
Theo Sohu, khi nhắc đến mía người ta hay nghĩ đến vị ngọt của chúng nhưng thực tế, mía còn có tác dụng kỳ diệu khác đó là giảm ho, giảm đờm, rất hữu ích cho bệnh hen suyễn. Mía có chứa nhiều chất ngọt tự nhiên nên có thể giúp giữ ẩm cổ họng. Ngoài ra, mía còn có tác dụng trong việc giảm triệu chứng của khô miệng, khô cổ họng.
Do có chứa nhiều kiềm nên mía có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi. Đây cũng là thực phẩm bổ phổi, giúp thanh lọc phổi tốt.
11. Quả sung
Quả sung không chỉ là thực phẩm mà còn là thuốc quý đối với phổi
Quả sung không chỉ là thực phẩm mà còn là thuốc quý đối với phổi.
Quả sung không chỉ là thực phẩm mà còn là thuốc quý đối với phổi. Theo y học hiện đại, sung rất giàu axit malic và axit oxalic, những thành phần này có ba lợi ích chính đối với cơ thể con người, một là nó có thể thúc đẩy dạ dày và ruột tiêu hóa thức ăn. Thứ 2 là đóng vai trò chống viêm và sưng tấy. Thứ 3 là có ích cho hệ hô hấp, nó có thể đóng vai trò giữ ấm và giữ ẩm cho cổ họng và phổi.
Chính vì vậy, quả sung còn được mệnh danh là "máy hút bụi" của phổi, nếu bạn sử dụng sung một cách hợp lý, không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, mà còn nuôi dưỡng phổi.
12. Món tiết lợn
Tiết lợn chính là "máy lọc" giúp cơ thể nhanh chóng thải ra các chất cặn bã độc hại.
Tiết lợn chính là "máy lọc" giúp cơ thể nhanh chóng thải ra các chất cặn bã độc hại.
Nhắc đến tiết, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thực phẩm giàu sắt và protein vượt trội. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng có tác dụng chống bụi bẩn và cặn bã tích tụ lại trong các cơ quan nội tạng, điển hình như ruột, phổi…
Y học hiện đại cho biết, lượng protein trong tiết lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột. Chất này có thể tiêu diệt các phản ứng sinh hóa do các hạt kim loại tạo thành, sau đó loại bỏ các chất độc hại qua quá trình bài tiết.
Có thể nói, tiết lợn chính là "máy lọc" giúp cơ thể nhanh chóng thải ra các chất cặn bã độc hại, không chỉ tốt cho phổi mà tốt cho nhiều cơ quan khác. Tuy nhiên, không nên ăn tiết sống mà nên hấp chín tiết trước khi ăn. Đặc biệt, nên mua tiết ở những cửa hàng uy tín, tuyệt đối không ăn tiết lợn chết vì bệnh hoặc tiết để lâu có dấu hiệu ôi thiu.
13. Rau súp lơ
Súp lơ là loại rau chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical… có tác dụng chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Đặc biệt, loại rau họ cải này còn chứa một hợp chất hoạt tính gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh hô hấp.
14. Gừng
Theo Indiatimes, gừng là một trong những nguyên liệu chữa ho và cảm lạnh tại nhà được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Gừng được biết đến với đặc tính chống viêm, giúp loại bỏ độc tố khỏi đường hô hấp. Nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm kali, magiê, beta-carotene và kẽm. Một số chất chiết xuất từ gừng cũng được biết là có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi. Cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại bệnh cúm theo mùa là uống trà gừng mỗi ngày tại nhà.
15. Bưởi
Theo nghiên cứu, những khoáng chất và vitamin có trong quả bưởi rất tốt trong việc đẩy lùi các tế bào ung thư ở phổi, đồng thời hạn chế được diễn biến xấu của bệnh.
16. Lựu
Trong quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, những chất dinh dưỡng trong lựu có thể làm chậm quá trình phát triển của khối u phổi ở người bệnh.
17. Nho
Nho cũng là loại quả có chứa chất flavonoid và nhiều vitamin khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường chức năng phổi. Ăn nho thường xuyên cũng là cách giúp làm sạch lá phổi và đào thải độc tố.
Tóm lại, nếu bạn muốn làm sạch và giữ cho phổi khỏe mạnh thì hãy rèn luyện thói quen tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với các loại thực phẩm tốt cho phổi.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)