Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tạp Chí Giáo Dục

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt… được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.
Công dụng của quả mãng cầu xiêm
Mãng cầu là quả của cây Annona muricata, một loài cây nhiệt đới lá nhỏ thường xanh thuộc họ Annonaceae.
Theo một nghiên cứu, cây mãng cầu có khoảng 212 hoạt chất thực vật, bao gồm các alkaloid, megastigmanes, flavonol triglycosides, phenolics, cyclopeptides và tinh dầu. Chúng cùng nhau góp phần vào cơ chế chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, chống viêm khớp, kháng khuẩn, chống co giật, bảo vệ gan và chống đái tháo đường.
Mãng cầu là loại quả lớn, hình trái tim (hoặc hình bầu dục hoặc không đều) và màu xanh lục với đường kính từ 15 đến 20 cm. Bên trong quả có cùi trắng với kết cấu mềm và mịn, vị ngọt thanh và có mùi thơm hấp dẫn. Phần lớn mọi người không ăn hạt mãng cầu vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Dưới đây là những lợi ích của mãng cầu đã được khoa học chứng minh.
Mãng cầu là loại quả lớn, hình trái tim và màu xanh lục với đường kính từ 15 đến 20cm.
Mãng cầu là loại quả lớn, hình trái tim và màu xanh lục với đường kính từ 15 đến 20cm.
Thành phần dinh dưỡng
100g mãng cầu chứa 81,16g nước và 276 kJ năng lượng. Nó cũng chứa 1g protein, 3,3g chất xơ, 14mg canxi, 0,6mg sắt, 21mg magiê, 278mg kali, 27mg phospho, 0,1mg kẽm, 20,6mg vitamin C và 14mcg folate.
Đặc tính chống ung thư
Mãng cầu có các đặc tính chống ung thư bao gồm gây độc tế bào, hoại tử và ức chế sự tăng sinh chống lại nhiều loại ung thư như ung thư vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, thận, phổi, tụy, buồng trứng và nhiều loại ung thư khác. Các hoạt chất thực vật có trong quả như acetogenin chịu trách nhiệm chính trong việc giảm và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Điều trị sốt rét
Các chất chống co thắt trong lá cây mãng cầu có tác dụng tích cực đối với ký sinh trùng gây bệnh. Theo một nghiên cứu, chiết xuất từ lá mãng cầu cho thấy hiệu quả đầy hứa hẹn chống lại hai chủng Plasmodium falciparum, loại ký sinh trùng đơn bào gây bệnh sốt rét ở người.
Điều trị nhiễm ký sinh trùng
Mãng cầu có hoạt tính chống ký sinh trùng có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng đơn bào như bệnh leishmaniasis và bệnh trypanosomiasis. Các hợp chất hoạt tính sinh học trong quả giúp điều trị ký sinh trùng đường tiêu hóa. mãng cầu cũng có thể chống lại hiệu quả các bệnh do động vật nguyên sinh kháng thuốc.
Điều trị đau khớp
Quả mãng cầu được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên chữa đau khớp. Đặc tính chống viêm của cây có thể giúp ức chế các kích thích liên quan đến đau khớp và giảm phù nề do tình trạng này.
Kiểm soát huyết áp cao
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim và suy thận. mãng cầu có hoạt tính chống tăng huyết áp có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể. Điều này có thể giúp kiểm soát huyết áp cao và ngăn ngừa các biến chứng.
Mãng cầu có tác dụng chống đái tháo đường và hạ natri máu.
Mãng cầu có tác dụng chống đái tháo đường và hạ natri máu.
Kiểm soát cơn động kinh
Mãng cầu nổi tiếng với hoạt tính chống co giật chủ yếu ở các nước châu Phi. Nó được sử dụng trong các loại thuốc y học cổ truyền để kiểm soát cơn sốt và co giật. Ngoài ra, tác dụng bảo vệ thần kinh của trái cây này có thể góp phần vào hiệu suất cao chống lại các cơn co giật hoặc rối loạn chức năng thần kinh khác.
Kiểm soát đái tháo đường
Mãng cầu có tác dụng chống đái tháo đường và hạ natri máu. Một nghiên cứu cho thấy mãng cầu có thể giúp giảm nồng độ glucose trong máu khi dùng hàng ngày trong hai tuần. Ngoài ra, tác dụng chống oxy hóa của mãng cầu có thể bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy chống lại tác hại oxy hóa, nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường loại 1.
Ngăn ngừa tổn thương gan
Một nghiên cứu đã nói về hoạt động bảo vệ gan và giảm bilirubin của quả mãng cầu. Mức độ cao của bilirubin cho thấy gan bị tổn thương hoặc bị bệnh. Ăn mãng cầu có thể giúp hạ bilirubin cao xuống mức bình thường, bảo vệ gan đồng thời chống lại độc tính của carbon tetrachloride và acetaminophen.
Giảm đau
Mãng cầu theo truyền thống được sử dụng như một loại thuốc giảm đau do đặc tính chống viêm và chống cảm thụ. Nó giúp giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra đau. Một nghiên cứu nói về tác dụng ức chế cơn đau do co thắt vùng bụng do axit axetic gây ra.
Có đặc tính chống oxy hóa
Mãng cầu chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic chịu trách nhiệm cho các đặc tính chống oxy hóa. Chất này có thể hoạt động hiệu quả như một chất loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ, khử sắt và ngăn ngừa các bệnh liên quan như ung thư, viêm khớp và các bệnh viêm nhiễm.
Điều trị loét
Mãng cầu có các hoạt tính chống loét do sự hiện diện của các hoạt chất như flavonoid, tannin và triterpenes. Nó có thể giúp làm giảm các tổn thương loét hoặc viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng của dạ dày.
Chữa lành vết thương
Mãng cầu có các hoạt tính làm lành vết thương. Nó có thể giúp giảm vết thương của vùng vết thương từ ngày thứ tư trong trường hợp vết thương do cắt rạch. Ngoài ra, tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của trái cây góp phần phục hồi vết thương nhanh hơn.
Điều hòa huyết áp
Huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim và đau tim. Một yếu tố góp phần gây ra huyết áp cao là lượng natri trong cơ thể ở mức cao. Kali giúp cơ thể loại bỏ natri và giảm bớt căng thẳng trong thành mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp. Một quả mãng cầu xiêm có thể cung cấp khoảng ⅓ đến 1 nửa lượng kali được khuyến nghị hàng ngày.
Cách ăn mãng cầu
Sinh tố mãng cầu
Sinh tố mãng cầu.
Bổ quả làm đôi theo chiều dọc. Bỏ hạt bằng dao hoặc bằng tay. Lấy thìa múc phần thịt trắng ra và đựng vào bát. Bạn cũng có thể ăn trực tiếp sau khi bổ đôi. Phần thịt quả có thể được xay thành sinh tố hoặc dùng thay cho đường khi làm bánh. Cũng có thể sử dụng lá mãng cầu để pha trà hoặc sắc uống để điều trị các bệnh khác nhau.
Lưu ý khi ăn mãng cầu
Cho tới nay, chưa có trường hợp dị ứng mãng cầu xiêm nào được báo cáo trong các tài liệu y tế. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào có chứa protein về mặt lý thuyết đều có thể gây dị ứng. Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng thực phẩm như ngứa, sưng hoặc nổi mề đay sau khi ăn mãng cầu xiêm, hãy tới gặp các bác sĩ để được thăm khám.
Chỉ nên ăn khoảng 50g mãng cầu xiêm trong 1 ngày và ăn không quá 250g mãng cầu 1 tuần. Nên chọn mãng cầu xiêm chín ngon để ăn và chế biến để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng của mãng cầu. Khi ăn không nên cho quá nhiều đường hoặc sữa kẻo làm phản tác dụng của loại quả này.
Ngoài ra, bạn nên cẩn trọng khi tiêu thụ mãng cầu xiêm ở bất cứ hình thức nào nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, thuốc trị tiểu đường hoặc có bệnh về gan, thận.
Những người có lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp cũng không nên ăn loại quả này, vì mãng cầu xiêm sẽ làm giảm số lượng tiểu cầu.
Nên bỏ hạt trước khi ăn mãng cầu
Nên loại bỏ hạt trước khi ăn mãng cầu.
Người đang mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn loại quả này vì chúng có thể làm tăng đường huyết. Trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, tuyệt đối không nên sử dụng những chế phẩm từ lá, rễ, hạt của mãng cầu xiêm vì chúng có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Thêm vào đó, bạn cũng nên cẩn thận loại bỏ hạt mãng cầu xiêm bởi trong hạt có một số hợp chất có thể gây tác dụng phụ có hại với sức khỏe.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)