Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những lưu ý khi ăn cherry để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Quả cherry còn gọi là quả anh đào được nhiều người rất ưa chuộng bởi vị ngon ngọt dễ ăn, giàu vitamin. Thế nhưng, ăn quả cherry cũng phải đúng cách kẻo ngộ độc.
Theo y học hiện đại, trong quả cherry có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô. Ngoài ra, cherry còn chứa lượng vitamin A gấp 20 lần quả việt quất hoặc dâu tây. Chúng cũng chứa beta-carotene-vitamin rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và da.
Trong Đông y, cherry được sử dụng như một loại thuốc/món ăn có tác dụng ổn định tim mạch, tiểu đường, chữa bỏng, phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, gút… Dù vậy, cherry vẫn có thể gây tổn hại cho sức khỏe nếu bạn dùng sai cách.
Ăn quả cherry có thực sự gây độc không?
Bác sĩ Mẫn Khải, Phó khoa Tiêu hóa của bệnh viện số 1 Vũ Hán cho biết: "Thủ phạm chính gây ra ngộ độc không phải là phần thịt quả cherry mà là hạt cherry. Hạt cherry thuộc top 10 thực phẩm độc hại chúng ta hay ăn, trong hạt quả cherry có chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides có thể hình thành amygdalin khi nhai chúng".
Đây là hợp chất khi vào hệ tiêu hóa sẽ thành cyanua hydrogen. Chất xyanua là loại chất độc hại thường dùng trong công nghiệp, tuy nhiên nó cũng xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm người dân thường dùng như măng hay sắn. Chất này được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh, mạnh với hô hấp tế bào và có thể gây tử vong.
Dấu hiệu ngộ độc xyanua khi ăn phải hạt cherry bao gồm: cồn cào ruột, đau đầu, buồn nôn… Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ngừng tim, suy hô hấp và tử vong.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi hạt cherry đã bị dập nát. Nếu bạn vô tình nuốt phải loại hạt này mà không cắn vỡ thì cũng không cần phải quá lo lắng vì hạt cherry có vỏ dày và rất cứng, có tác dụng ngăn không cho độc tố phát tán, sau đó sẽ được đào thải ra cùng phân.
Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 200 - 400g quả cherry.
Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 200 – 400g quả cherry.
Tuy nhiên, nếu ăn bình thường cũng sẽ không có vấn đề gì. Bác sĩ Mẫn Khải cũng kiến nghị, những người bị tiểu đường và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều quả cherry, người lớn mỗi lần ăn không quá 20 quả, ăn xong phải uống nhiều nước.
Bác sĩ Mẫn Khải nói tiếp, không phải trái cây có độc, ăn xong sẽ gây tổn thương cơ thể dẫn đến tử vong, mà bất cứ thực phẩm nào ăn quá nhiều sẽ phá vỡ sự mất cân bằng trao đổi chất trong cơ thể và gây khó chịu. Bác sĩ cũng khuyên mọi người, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 200- 400g hoa quả, trường hợp cô Vương 5 ngày liên tiếp ăn 3kg cherry, vượt quá số lượng cao nhất cho phép, khiến cơ thể khó chịu và gây ra tình trạng viêm ruột cấp tính
Bác sĩ Mẫn Khải chỉ ra những thực phẩm không nên ăn với quả cherry:
1. Cherry + dưa chuột: Cherry chứa một lượng vitamin C cao, nhưng enzyme phân hủy có trong dưa chuột sẽ làm giảm vitamin C trong quả anh đào, ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
2. Cherry + cà rốt: Cherry chứa rất nhiều vitamin C có thể điều trị hiệu quả bệnh scurvy, và cà rốt chứa một chất ascorbate, sẽ làm giảm tác dụng của vitamin C đối với cơ thể con người.
3. Cherry + gan động vật: Các vitamin C có trong cherry bị oxy hóa bởi các ion đồng và sắt trong gan của động vật. Các vitamin C này bị oxy hóa thành vitamin C khử nước, do đó, cherry mất giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Phòng ngừa ngộ độc khi ăn quả cherry
Bảo quản quả cherry ở nơi thoáng mát.
Bảo quản quả cherry ở nơi thoáng mát.
1. Hàm lượng sắt trong quả cherry rất lớn, và cũng có chứa một lượng xyanua. Nếu ăn quá nhiều, rất dễ gây ngộ độc hydroxide và sắt. Ngộ độc nhẹ có thể được khử độc bằng nước mía, mặc dù là loại hoa quả tốt nhưng cũng nên ăn hạn chế, đặc biệt là không cắn hạt quả cherry.
2. Thời gian bảo quản của quả cherry ngắn, nên tránh ánh nắng trực tiếp.
3. Quả cherry chỉ nên ăn trong khoảng 3 ngày, trong quá trình bảo quả trong tủ lạnh không nên rửa bằng nước, tránh bị hỏng, trước khi ăn quả cherry nên rửa sạch sẽ.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)