Các trường công an, quân đội sẽ dùng chung đề thi của Bộ GD-ĐT, tổ chức thi theo hai đợt cùng với các trường ĐH trong cả nước
Theo quy định, tất cả thí sinh dự thi vào các học viện, trường ĐH khối công an đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú (hồ sơ đăng ký dự thi – ĐKDT – mua tại nơi tuyển).
Thí sinh thi ĐH năm 2009. Ảnh: N.HỮU
Thí sinh phải đạt yêu cầu sơ tuyển
Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung cấp công an đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các học viện, trường ĐH công an.
Thí sinh là học sinh THPT hoặc bổ túc THPT không quá 20 tuổi, học sinh có cha và mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi.
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp cho công an quận, huyện, thị xã để chuyển về công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (không qua sở GD-ĐT).
Thí sinh không trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào trung cấp theo nguyên tắc lấy điểm liền kề từ cao xuống thấp theo chỉ tiêu của công an từng đơn vị, địa phương.
Bộ Công an cũng cho biết chỉ tiêu tuyển, gửi đào tạo ĐH ở các trường ngoài ngành lấy trong số thí sinh khối A trúng tuyển ĐH các ngành nghiệp vụ công an tự nguyện đi học ngoài ngành và số thí sinh dự thi khối A các ngành nghiệp vụ công an có nguyện vọng.
Đối với việc tuyển nữ, theo Bộ Công an, việc sơ tuyển nữ học sinh phổ thông do giám đốc công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị có chức năng sơ tuyển quyết định dựa trên nhu cầu sử dụng cán bộ nữ của đơn vị, địa phương mình. Điểm xét tuyển theo chỉ tiêu nữ riêng cho từng trường và từng ngành học.
Thí sinh dự thi theo chỉ tiêu đào tạo dân sự của Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy không phải qua sơ tuyển. Việc khai, nộp hồ sơ đối với những thí sinh này theo quy định của Bộ GD-ĐT, không qua công an các đơn vị, địa phương. Thí sinh có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào học trung cấp theo chỉ tiêu đào tạo hệ dân sự.
Được xét tuyển nếu còn chỉ tiêu
Để dự thi vào các trường quân đội, thí sinh cần liên hệ trực tiếp đối với ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú để tìm hiểu chi tiết về điều kiện, thủ tục ĐKDT và dự thi.
Đối với hệ đào tạo quân sự, đối tượng tuyển sinh bao gồm: nam quân nhân tại ngũ (số lượng ĐKDT theo chỉ tiêu đã phân cho các đơn vị), nam thanh niên ngoài quân đội (số lượng ĐKDT không hạn chế).
Yêu cầu về tuổi: thí sinh ngoài quân đội tuổi 17-21, quân nhân tại ngũ và xuất ngũ tuổi 18-23. Yêu cầu về văn hóa: tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp bổ túc THPT, sức khỏe tốt. Khi trúng tuyển hệ quân sự, thí sinh phải chấp hành sự phân công ngành học, khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác.
Những thí sinh đang ở trong quân ngũ muốn được dự thi ĐH phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị mình, nếu cố tình đi thi khi chưa được phép là vi phạm điều lệnh quân đội.
Các trường quân đội đều tuyển sinh trong cả nước, trừ Trường Sĩ quan Lục quân 1 chỉ tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Bình trở ra, Trường Sĩ quan Lục quân 2 chỉ tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào.
Đối với hệ CĐ, các trường quân đội không tổ chức thi mà áp dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi theo đề ĐH chung của Bộ GD-ĐT.
Chỉ tiêu CĐ hệ quân sự xét tuyển theo quy định của quân đội, chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển. Chỉ tiêu CĐ hệ dân sự xét tuyển theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.
Đối với hệ dân sự của khối các trường quân đội, thí sinh không phải sơ tuyển mà chỉ cần nộp hồ sơ ĐKDT là được phép dự thi. Mẫu hồ sơ ĐKDT đối với hệ dân sự theo mẫu của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKDT hệ này theo tuyến sở GD-ĐT địa phương hoặc nộp qua hệ thống tuyển sinh quân đội bằng cách gửi cho ban chỉ huy quân sự địa phương nơi mình cư trú.
Việc xét tuyển nguyện vọng 2 vào các trường ĐH quân đội sẽ chỉ áp dụng đối với những thí sinh đã dự thi vào các trường ĐH trong quân đội chưa trúng tuyển nguyện vọng 1, có nguyện vọng xin xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ quân đội khác có cùng khối thi còn chỉ tiêu, đã qua sơ tuyển và đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung cấp công an đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các học viện, trường ĐH công an.
Thí sinh là học sinh THPT hoặc bổ túc THPT không quá 20 tuổi, học sinh có cha và mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi.
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp cho công an quận, huyện, thị xã để chuyển về công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (không qua sở GD-ĐT).
Thí sinh không trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào trung cấp theo nguyên tắc lấy điểm liền kề từ cao xuống thấp theo chỉ tiêu của công an từng đơn vị, địa phương.
Bộ Công an cũng cho biết chỉ tiêu tuyển, gửi đào tạo ĐH ở các trường ngoài ngành lấy trong số thí sinh khối A trúng tuyển ĐH các ngành nghiệp vụ công an tự nguyện đi học ngoài ngành và số thí sinh dự thi khối A các ngành nghiệp vụ công an có nguyện vọng.
Đối với việc tuyển nữ, theo Bộ Công an, việc sơ tuyển nữ học sinh phổ thông do giám đốc công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị có chức năng sơ tuyển quyết định dựa trên nhu cầu sử dụng cán bộ nữ của đơn vị, địa phương mình. Điểm xét tuyển theo chỉ tiêu nữ riêng cho từng trường và từng ngành học.
Thí sinh dự thi theo chỉ tiêu đào tạo dân sự của Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy không phải qua sơ tuyển. Việc khai, nộp hồ sơ đối với những thí sinh này theo quy định của Bộ GD-ĐT, không qua công an các đơn vị, địa phương. Thí sinh có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào học trung cấp theo chỉ tiêu đào tạo hệ dân sự.
Được xét tuyển nếu còn chỉ tiêu
Để dự thi vào các trường quân đội, thí sinh cần liên hệ trực tiếp đối với ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú để tìm hiểu chi tiết về điều kiện, thủ tục ĐKDT và dự thi.
Đối với hệ đào tạo quân sự, đối tượng tuyển sinh bao gồm: nam quân nhân tại ngũ (số lượng ĐKDT theo chỉ tiêu đã phân cho các đơn vị), nam thanh niên ngoài quân đội (số lượng ĐKDT không hạn chế).
Yêu cầu về tuổi: thí sinh ngoài quân đội tuổi 17-21, quân nhân tại ngũ và xuất ngũ tuổi 18-23. Yêu cầu về văn hóa: tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp bổ túc THPT, sức khỏe tốt. Khi trúng tuyển hệ quân sự, thí sinh phải chấp hành sự phân công ngành học, khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác.
Những thí sinh đang ở trong quân ngũ muốn được dự thi ĐH phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị mình, nếu cố tình đi thi khi chưa được phép là vi phạm điều lệnh quân đội.
Các trường quân đội đều tuyển sinh trong cả nước, trừ Trường Sĩ quan Lục quân 1 chỉ tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Bình trở ra, Trường Sĩ quan Lục quân 2 chỉ tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào.
Đối với hệ CĐ, các trường quân đội không tổ chức thi mà áp dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi theo đề ĐH chung của Bộ GD-ĐT.
Chỉ tiêu CĐ hệ quân sự xét tuyển theo quy định của quân đội, chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển. Chỉ tiêu CĐ hệ dân sự xét tuyển theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.
Đối với hệ dân sự của khối các trường quân đội, thí sinh không phải sơ tuyển mà chỉ cần nộp hồ sơ ĐKDT là được phép dự thi. Mẫu hồ sơ ĐKDT đối với hệ dân sự theo mẫu của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKDT hệ này theo tuyến sở GD-ĐT địa phương hoặc nộp qua hệ thống tuyển sinh quân đội bằng cách gửi cho ban chỉ huy quân sự địa phương nơi mình cư trú.
Việc xét tuyển nguyện vọng 2 vào các trường ĐH quân đội sẽ chỉ áp dụng đối với những thí sinh đã dự thi vào các trường ĐH trong quân đội chưa trúng tuyển nguyện vọng 1, có nguyện vọng xin xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ quân đội khác có cùng khối thi còn chỉ tiêu, đã qua sơ tuyển và đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Trường công an kết thúc sơ tuyển trước ngày 31-3
Theo quy định, những thí sinh không trúng tuyển vào các trường công an sẽ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khối dân sự. Các thí sinh này nếu đạt kết quả thi từ điểm sàn trở lên được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi để đi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khác còn chỉ tiêu. Bộ Công an yêu cầu các địa phương phải hoàn thành việc sơ tuyển trong tháng 3-2010, hạn cuối để kết thúc khâu sơ tuyển là ngày 31-3. |
Yến Anh/ NLĐ
Bình luận (0)