Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những mái ấm của giáo viên miền núi

Tạp Chí Giáo Dục

Dy hc min núi, vùng khó khăn – nơi cách xa nhà hàng trăm cây s, vic đưc to điu kin lưu trú trong nhng căn nhà công v tp th ti đơn v giúp giáo viên yên tâm hơn, nhit huyết hơn trong công tác “gieo ch trên non”.


Mt tiết hc ca hc trò Trưng TH Hòa Bc

An cư s lc nghip

Sau 4 năm với 2 lần chuyển trọ để bám trụ với học trò miền núi xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cô giáo Nguyễn Thị Như Ngọc – giáo viên Trường TH Hòa Bắc vui vẻ chuyển về nhà công vụ vừa mới được đầu tư xây dựng để lưu trú.

Cô Ngọc quê ở thị trấn nông trường Lệ Ninh (tỉnh Quảng Bình). Tròn 4 năm trước, nhận quyết định về công tác tại Hòa Bắc. “Lần đầu tiên đến Đà Nẵng để đi dạy học, tôi đã đi lạc đường. Còn nhớ hôm đó trời Hòa Bắc mưa gió tầm tã, đường đi lại sình lầy rất vất vả. Nhiều đoạn vừa đi vừa nhớ nhà đến ứa nước mắt. Nhưng rồi, ngay từ hôm đầu tiên đó, khi tiếp xúc với các em học sinh và người dân nơi đây đã cho tôi cảm giác gần gũi giống như ở quê đã giúp tôi bình tâm lại, dần thấy yêu nơi này hơn”, cô Ngọc bày tỏ.

Đặc thù của xã miền núi còn nhiều khó khăn, các giáo viên ở xa đến dạy học ở Hòa Bắc phải thuê trọ. Mỗi năm, nhà trường sẽ luân chuyển giáo viên ở các điểm trường, giáo viên lại phải chuyển trọ để tiện với công việc dạy học ở điểm trường mới. Cô Ngọc cho biết: “Năm đầu khi vào dạy tôi ở trọ tại thôn Nam Mỹ (xã Hòa Bắc). Hồi đó chưa có nước máy sinh hoạt nên tôi phải dùng nước suối. Đường đến trường rất lầy lội, nhất là mùa mưa rất khó đi. Sau đó tôi chuyển trọ xuống thôn Nam Yên để lưu trú để thuận tiện cho việc đi dạy hơn”.  

Hôm công trình nhà lưu trú Hòa Bắc khánh thành, đưa vào sử dụng, cô Ngọc cùng đồng nghiệp phấn khởi. Từ sớm, các cô đã chuẩn bị, mua sắm thêm những vật dụng cần thiết để dọn vào ở. “Được ở trong căn nhà khang trang này, tôi yên tâm hơn, nhất là vào mùa mưa bão. Bây giờ nơi ăn chốn ở đã an cư rồi, chỉ còn nỗ lực hết mình cho việc gieo chữ nữa thôi”, cô Ngọc bộc bạch.


Nim vui ca giáo viên Trưng TH Hòa Bc khi thoát khi cnh đi thuê tr, v  trong nhà công v mi

Công trình nhà lưu trú được Liên đoàn Lao động  TP.Đà Nẵng và UBND huyện Hòa Vang phối hợp đầu tư sửa chữa, cải tạo từ một dãy nhà cũ của địa phương. Sau 4 tháng thi công hoàn thiện, công trình được đưa vào sử dụng làm nơi lưu trú cho các giáo viên xa nhà đang công tác ở Hòa Bắc với tổng kinh phí 1,42 tỷ đồng. Công trình với 4 phòng ở và hệ thống bếp, nhà vệ sinh khép kín, khu nhà để xe, tường rào, cổng ngõ, sân sinh hoạt chung… với tổng diện tích xây dựng khoảng 500m2.

Ông Lê Văn Hoàng – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) cho biết, do đặc thù về vị trí địa lý, xa trung tâm đi lại khó khăn, đội ngũ giáo viên công tác tại xã Hòa Bắc gặp khó khăn về chỗ ở. Bây giờ có nơi ăn, chốn ở ổn định, tin rằng các giáo viên xa nhà sẽ yên tâm và chú tâm hơn để gieo con chữ cho học sinh miền núi, tiếp thêm một nguồn sức mạnh để họ gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây hơn.

“Năm hc này hơn hn my năm qua”

Đó là câu nói của thầy Nguyễn Văn Tý trong lần gặp lại chúng tôi sau hơn 2 năm kể từ trận đại hồng thủy quét qua ngôi trường TH-THCS Hướng Việt tháng 10-2020. Thầy Tý chia sẻ: “Không thể kể hết khó khăn sau trận lũ quét khiến hàng tấn đất đá ở ngọn núi Ka Lóc đổ ập xuống trường hai năm trước. Chúng tôi gượng dậy, cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ngành giáo dục và các mạnh thường quân. Mọi khó khăn dần qua khi năm 2021, một dãy nhà công vụ 3 phòng và bếp ăn tập thể cho giáo viên, học sinh được Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng kêu gọi hỗ trợ xây dựng. Năm học 2022-2023, thêm 8 phòng lưu trú được một mạnh thường quân ở TP.HCM tài trợ xây dựng. Với tổng cộng 11 phòng dành cho 24 giáo viên lưu trú đã giúp nhà trường bớt khó khăn”.


Căn nhà lưu trú khang trang đưc xây dng  Trưng TH-THCS Hưng Vit (Qung Tr)

Đứng trước dãy nhà kiên cố 2 tầng được xây mới, thầy Trần Công Thành – giáo viên nhà trường chia sẻ: “Đã hai năm qua nhưng mỗi lần mưa lớn, vợ chồng tôi vẫn thoáng nỗi âu lo và ám ảnh với khung cảnh trong đêm tối, tiếng vỡ núi ầm ầm như sấm cùng với bùn nước cuồn cuộn ập vào nhà, chắn hết mọi lối đi. Đang ngủ, nghe tiếng mưa cũng giật mình. Bây giờ gia đình tôi cùng đồng nghiệp được ở trong căn nhà kiên cố 2 tầng rồi, đã yên tâm hơn rất nhiều. Không còn nơm nớp nỗi lo lũ quét sập nhà, tôi cùng đồng nghiệp đang nỗ lực hết mình vì tương lai của các em đồng bào thiểu số ở phía đông dãy Trường Sơn này”.

Trong câu chuyện với những người giáo viên thầm lặng với công cuộc gieo chữ ở miền núi, có được một mái nhà công vụ vững chãi giúp họ an tâm hơn rất nhiều, có thêm động lực để bám trụ lại với những học trò vùng khó. Nói như thầy Tý: “Tôi thấy an tâm hơn, hạnh phúc hơn khi các đồng nghiệp của mình sau một ngày dạy học, trở về trong căn phòng ấm cúng, không còn chịu cảnh nắng dội, mưa dột như trước. Khi một giấc ngủ tròn hơn thì tin rằng, buổi dạy ngày hôm sau sẽ nhiều năng lượng tích cực hơn”.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)