Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Những mô hình phân luồng giao thông hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Vi s phi hp nhp nhàng gia thy cô giáo và chính quyn đa phương, Trưng THCS Nguyn Hu Th (qun 7), Trưng THPT Hùng Vương và Trưng Trung hc Thc hành Sài Gòn (qun 5) đã thc hin mô hình phân lung giao thông mt cách hiu qu và bài bn.

Nhờ có CSGT và rào chắn nên học sinh, phụ huynh Trường THPT Hùng Vương không rơi vào tình trạng bị ùn tắc giao thông

Thy cô điu tiết giao thông

Mô hình phân luồng giao thông tại Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ được triển khai cách đây 2 năm. Mô hình được thực hiện một cách bài bản và mang lại hiệu quả tích cực. Không chỉ giúp học sinh, phụ huynh nắm và hiểu được Luật Giao thông để tuân thủ quy định mà còn giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng vào giờ cao điểm.

Thầy Trang Anh Kiệt (Phó Bí thư Chi đoàn, hỗ trợ điều tiết giao thông, Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ) cho biết, Chi bộ nhà trường đóng vai trò chủ chốt trong việc hoạch định chiến lược và tổ chức thực hiện mô hình phân luồng giao thông tại trường.

Điểm đặc biệt của mô hình này là thầy cô giáo trẻ của trường phụ trách công tác Đoàn – Đội sẽ trực tiếp tham gia điều tiết giao thông vào các giờ cao điểm. Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ tan trường, các thầy cô nhanh chóng xuống sân trường phân luồng học sinh. Các thầy cô được phân công tại các vị trí quan trọng để hướng dẫn phụ huynh và học sinh đi đúng làn đường, giảm thiểu tình trạng dừng đỗ xe lộn xộn. “Những thầy cô phụ trách điều tiết giao thông của trường lúc nào cũng đi sớm, về trễ nhất. Vì khi học sinh rời khỏi sân trường, các thầy cô mới dắt xe ra về. Công việc vất vả nhưng thầy cô rất nhiệt tình, tận tụy tất cả vì học sinh thân yêu”, thầy Kiệt chia sẻ.

Các thầy cô giáo trẻ này không chỉ tích cực tham gia điều tiết giao thông mà còn là những người tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông. Chẳng hạn như cuộc thi “An toàn giao thông – Nụ cười ngày mai”, cuộc thi sáng tạo trẻ “Giao thông xanh”… Thông qua các cuộc thi này, thầy cô không chỉ rèn luyện bản thân mà còn truyền tải những kiến thức pháp luật về giao thông tới học sinh, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung về vấn đề an toàn giao thông. Bên cạnh đó, thầy cô còn đóng góp những sáng kiến về giải pháp giao thông cho thành phố. Một trong những đề xuất của các thầy cô là việc cải thiện hệ thống thoát nước và ứng phó với tình trạng ngập úng, giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trong những khu vực dễ bị ngập.

Giáo viên trẻ phụ trách công tác Đoàn – Đội của Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ trực tiếp phân luồng giao thông cho học sinh, phụ huynh

Ngoài ra, nhà trường cũng phối hợp với lực lượng công an phường và các tổ chức xã hội tổ chức các chương trình tuyên truyền về an toàn giao thông để đảm bảo sự thực hiện nghiêm túc của các quy định giao thông.

Theo thầy Kiệt, sau 2 năm triển khai, mô hình phân luồng giao thông đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm đã giảm đáng kể, ước tính giảm khoảng 70% so với trước đây. Các thầy cô phụ trách phân luồng giao thông cũng giúp góp phần nâng cao ý thức của phụ huynh trong việc đón trả con đúng nơi quy định, không dừng đỗ xe lộn xộn, tạo điều kiện cho giao thông xung quanh trường lưu thông một cách thuận lợi.

Hàng rào chn, k vch

Bãi xe Trường THPT Hùng Vương nằm ở phía con đường Nguyễn Kim. Do con đường nhỏ nên mỗi khi tan học tình trạng ùn tắc giao thông lại diễn ra. Từ khi nhà trường phối hợp phân luồng giao thông cho học sinh, tình trạng ùn tắc giao thông giảm mạnh. Cụ thể, nhà trường có trang bị hàng rào chắn để chặn giữa đường Nguyễn Kim (đoạn nối với đường Hồng Bàng). Hàng rào này di động, chỉ chắn ở giữa, hai bên để học sinh di chuyển. Với hàng rào này, học sinh và cả người tham gia giao thông tự giác biết nên đi bên nào để không ùn tắc giao thông. Cứ thế, giờ tan trường của học sinh không “mệt mỏi” như nhiều trường khác vì có lối vào, lối ra, không có tình trạng chạy lộn xộn.

Em Nguyễn Duy Hào (học sinh Trường THPT Hùng Vương) chia sẻ: “Phần lớn học sinh chúng em đều tự chạy xe đạp, xe máy được nên số lượng xe của học sinh trong trường rất nhiều. Rất may, nhà trường phối hợp có hàng rào phân luồng giúp chúng em đi lại thuận tiện, không bị ùn tắc giao thông”.

Thi gian qua, CSGT TP.HCM tp trung đy mnh công tác tuyên truyn, ph biến, giáo dc pháp lut v trt t an toàn giao thông, hưng dn các em hc sinh k năng tham gia giao thông an toàn.

CSGT tp trung vào các đi tưng là hc sinh THCS, THPT; ph huynh hc sinh, ngưi giám h, ngưi giao phương tin cho các em hc sinh khi chưa đ điu kin điu khin; các ch phương tin và ph huynh ch các em hc sinh vi phm các quy đnh v vn ti đưng b, đưng st, đưng thy ni đa. Thi gian ti, CSGT TP.HCM s tiếp tc thc hin các gii pháp đm bo trt t an toàn giao thông cho la tui hc sinh nhm to môi trưng giao thông an toàn.

Ngoài ra, lực lượng CSGT quận 5 cũng thường xuyên phân luồng giao thông cho học sinh thuộc khu vực Trường THPT Hùng Vương nên tình trạng ùn tắc giao thông ở nơi đây không đáng kể.

Trường Trung học Thực hành Sài Gòn cũng có biện pháp cải thiện tình trạng phụ huynh đậu xe lộn xộn, tràn xuống lòng đường khi đưa đón con đi học. Cụ thể, nhà trường kẻ vạch trắng phía trước cổng trường và trong sân trường cho xe phụ huynh đậu xe. Mỗi xe đậu đúng vào khung được kẻ sẵn nên phụ huynh đậu xe ngay ngắn, di chuyển dễ dàng. Chị Nguyễn Mỹ Ái (phụ huynh học sinh) chia sẻ: “Tôi thấy nhà trường kẻ vạch cho phụ huynh đậu xe vậy là rất tốt. Như vậy vừa đảm bảo mỹ quan cho trường vừa nâng cao ý thức về giao thông cho phụ huynh, học sinh”.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)