Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những mùa khai giảng khó quên thời chiến tranh

Tạp Chí Giáo Dục

Thế h hc sinh chúng tôi đi hc đúng vào “khung” nhng tháng ngày gian kh bi chiến tranh phá hoi ca đế quc M (1964-1972). Tt c mi sinh hot cuc sng đu chuyn sang chế đ thi chiến. Hm hào trú n có khp nơi và luôn có dân quân đêm ngày kim tra, dn v sinh sch s


H
c sinh thi chiến tranh đi mũ rơm đến trưng (nh minh ha)

Trường học được phân tán về vùng nông thôn, các lớp được dựng lên tách biệt nhau. Có những lớp học ở ngay trong vườn chuối; vườn mít của người dân. Vui nhất là khi có chuối chín, lũ chào mào ở đâu về kêu rộn rã. Mùa mít chín thì thơm lừng từng góc vườn, góc lớp. Nhưng tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất là những mùa khai giảng dưới tiếng gầm rít của máy bay Mỹ. Vì lý do an toàn, những lần khai giảng thường diễn ra nhanh chóng nhưng đầy đủ ý nghĩa. Không có phương tiện truyền thông như bây giờ nhưng chúng tôi vẫn biết được ngày giờ, địa điểm tập trung làm lễ. Các bạn nhà gần trường đã dọn dẹp, làm vệ sinh trước đó. “Tết Độc lập” vừa xong, chúng tôi có quần áo mới để bước vào năm học mới. Sân làm lễ là khu vườn rộng của một gia đình nông dân gần đó. Toàn trường chỉ có áo màu xanh, màu đen, màu nâu… Hồi đó có loại vải thô gọi là “vải diềm bâu” màu trắng. Chúng tôi vào rừng lấy vỏ cây núc nác (còn gọi là mộc hồ điệp, là một vị thuốc mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta), vỏ cây quao đem về nấu nước, nhuộm xanh áo… Muốn nhuộm màu nâu thì vào rừng tìm củ nâu (còn gọi là củ nầng, lá củ nâu mọc cách ở gốc, mọc đôi ở ngọn, hoa củ nâu mọc thành bông). Từng chùm củ nổi trên mặt đất, cứ thế cắt ra và mang về gọt vỏ, giã nhuyễn ngâm nước qua một đêm rồi nhuộm. Cách nhuộm này rất bền màu, khi áo rách rồi vẫn còn màu nâu. Đúng là “Nâu này nhuộm áo không phai/ Cho tình thêm đậm, cho ai nhớ mình – Tố Hữu). Vì thế, vào lớp học vẫn còn mùi củ nâu, mùi thuốc nam ngai ngái còn vương trên màu áo bạn bè. Mấy trăm học sinh ngồi dưới đất, lặng lẽ như nuốt lấy từng lời của thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của ngày khai giảng; về nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh. Rồi cũng có những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” chào mừng năm học mới. Từng tràng pháo tay vang lên, ngỡ chừng như trên đầu chỉ có mây xanh mà không có tiếng máy bay gầm rít… Đặc biệt, có tiết mục độc tấu đàn bầu bản nhạc “Vì miền Nam” cực kỳ hay của một bạn nam tên là Tư mà tôi nhớ mãi tới bây giờ! Hồi ấy, tuy gian khổ, thiếu thốn; tuy bom đạn đêm ngày, sao lại có nhiều tài năng đến thế? Hiện nay, người bạn tài hoa ấy, sau một thời gian phục vụ trong quân ngũ, đã nghỉ hưu sống tại TP.HCM.

Những mùa khai giảng sau, các lớp học sinh thưa dần. Không phải các bạn nghỉ học mà đã đủ tuổi, đủ sức khỏe nên lên đường nhập ngũ! Mỗi dãy bàn lại vắng thêm, thưa thêm khiến ai cũng bồn chồn, thương nhớ! Khai giảng năm sau, trường lại dời qua một địa bàn khác; cũng đầy đủ hầm hào trú ẩn; cũng có bình hoa rừng nơi dãy bàn thầy cô giáo ngồi dự lễ. Thầy hiệu trưởng rưng rưng, xúc động báo tin những bạn đã lên đường tòng quân. Phía dưới là những tiếng sụt sịt, những giọt nước mắt nhớ bạn của bạn bè ở lại; nhất là các bạn “phe tóc dài”. Thế là phải dồn hai, ba lớp làm thành một lớp mới. Phe nữ nhiều hơn phe nam. Các bạn nam này “thấp bé, nhẹ cân” nên chưa đủ điều kiện sức khỏe để nhập ngũ. Bạn bè ở lại cảm thấy mình cần phải học gấp ba, gấp bốn để yên lòng các bạn lên đường. Cả sân trường lại vui tươi, xôn xao khi thầy hiệu trưởng báo tin những chiến thắng vang dội, hào hùng từ chiến trường miền Nam anh dũng. Từng tràng vỗ tay lại vang lên cả khu vườn khiến bầy chim chào mào bay vụt lên ngơ ngác. Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan bước vào năm học thời chiến. Chúng tôi luôn nhớ nằm lòng lời thầy cô giáo căn dặn kỹ càng từ kỹ năng xuống hầm đến kỹ năng phòng tránh bom đạn. Trước khi xuống hầm phải nhìn kỹ, coi có rắn rết hay không rồi mới xuống. Hoặc khi đi trên đường, giữa đồng nếu gặp máy bay Mỹ ném bom thì phải nằm xuống chỗ đất thấm nhất nếu không có hầm hào xung quanh. Nằm trong tư thế ngửa mặt lên để quan sát. Nếu thấy trái bom dài như chiếc bút chì phía trái hoặc phải thì bom rơi xa. Nếu thấy nó to bằng trái cam, càng ngày càng tròn to thì chắc chắn bom nổ gần! Nằm ngửa, nếu bị hơi bom hất lên nhồi xuống thì cũng không sao. Nhưng nếu nằm sấp, hơi bom hất lên, dập xuống thì nguy hiểm tính mạng… Chiến tranh, bom đạn càng tôi luyện chúng tôi trong những năm tháng đầy gian khổ, thử thách. Chúng tôi hình như “khôn trước tuổi” bởi thực tế cuộc sống quá khắc nghiệt. Làm sao quên được những năm tháng hào hùng của dân tộc; “Những ngày tôi sống ở đây là những ngày đẹp hơn tất cả” (Chế Lan Viên). Có những mùa khai giảng, buổi lễ kết thúc là buổi tiễn đưa các bạn lên đường tòng quân. Lễ khai giảng năm học 1968-1969 ở một trường ĐH sư phạm, thầy Lê Trí Viễn có bài thơ thật hay: “Khai giảng năm nay có bắn súng/ Tiếng súng nôn nao cả tấm lòng/ Xin hứa: quyết làm viên đạn nhỏ/ Khỏi nòng chỉ biết có xung phong”.

Xin chào một năm học mới không còn dịch giã. Ngoảnh nhìn những ngày tháng ấy, chúng ta càng lớn lên về nhận thức giá trị cuộc sống hôm nay.

Lê Lam Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)