Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Những nghề “hot” thu hút giới trẻ hậu dịch covid-19: Hướng dẫn viên du lịch – sứ giả cộng đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Người đi nhiều nơi, hiểu biết rộng, năng động, ăn nói lưu loát và dễ thân thiện với người đối diện đó là một hình mẫu của một hướng dẫn viên lu lịch (HDVDL). Qua mùa dịch im lắng, hiện nay nghề HDVDL đang hồi sinh và phát triển vượt bậc.


Nghề du lịch đang hồi sinh mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, nguồn nhân lực trở nên khan hiếm (Hình: Hữu Trạng)

Cơ hội phát triển

Nền kinh tế phát triển, nhu cầu hưởng thụ tăng cao, việc đi du lịch diễn ra khá phổ biến. Du lịch trở thành ngành công nghiệp “không khói” trọng điểm, đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế nước nhà. Vì vậy nhiều công ty du lịch ra đời, kéo theo nó là nhu cầu rất nhiều về đội ngũ HDV giỏi. Nghề HDVDL đang được xếp vào top những nghề phát triển lâu dài, bền vững và hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai. Ông Bùi Thanh, Giám đốc Công ty Du lịch Bình Thuận cho biết: “Đội ngũ HDVDL hiện nay ở nước ta còn rất thiếu, đặc biệt là những HDV giỏi, có kinh nghiệm và có trình độ ngoại ngữ… Để đáp ứng cho sự phát triển của công ty chúng tôi phải vào tận các trường có đào tạo ngành du lịch để chọn sinh viên giỏi về công ty thực tập và sau này giữ lại làm việc tại công ty”. Môi trường hoạt động của HDV rất đa dạng, vừa là một người quảng cáo, người ngoại giao, nhà kinh tế… HDVDL sẽ được đi nhiều nơi, tiếp cận nhiều người và nhiều vùng văn hóa khác nhau. Tạo cho người HDV tự học hỏi, khám phá về lịch sử, văn hóa trên mọi miền tổ quốc. Được mang kiến thức học trong nhà trường kết hợp với sự am hiểu văn hóa xã hội từng vùng miền giời thiệu cho du khách. Theo ông Nguyễn Hữu Trạng,  Giám đốc Công ty du lịch Nam Phố Travel  thì: “Mức lương hiện nay tùy thuộc vào khả năng và trình độ của HDV. Với những HDV am hiểu văn hóa, thông thạo nhiều ngoại ngữ mức thu nhập khoảng 1-2 ngàn USD/tháng, Đặc biệt là những HDV đi tour nước ngoài”. Ông Trạng cũng cho biết thêm: Hai năm qua ngành du lịch cũng điêu đứng do địa dịch Covid-19 gây ra. Tuy vậy hiện nay ngành này đang hồi sinh với mức tang trưởng chóng mặt.

Trở thành HDV cần những yếu tố gì?

Bạn phải là người đam mê nghề du lịch, thích đi nay đi đó, năng động và có kiến thức lịch sử xã hội, trình độ ngoại ngữ… Ngoài ra người HDV phải tự tin trong giao tiếp và ứng xử văn hóa, linh hoạt và tinh tế trong giao tiếp vì nghề này là nghề “làm dâu trăm họ”. Song song đó người HDV phải cố gắng học tập để trang bị vốn kiến thức nến, đọc nhiều sách báo, đặc biệt phải tham gia những khóa học về du lịch, bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết. Người HDV phải có những kỹ năng như: giỏi tố chức các hoạt động, xử lý tình huống tại chỗ, HDV đi tour nào phải am hiểu về nơi đó để nói cho du khách nghe. Tạo nên một không khí sôi động, vui vẻ bằng cách chơi các trò chơi nhỏ, các câu đố vui dí dỏm, tạo cho du khách hứng thú. Vốn ngoại ngữ là yếu tố rất cần thiết đối với nghề này, khi giao tiếp với khách nước ngoài, thêm vào đó là yếu tố ngoại hình thì người HDV DL mới có thể thành công. Khi tham gia nghề HDV bạn cũng phải chấp nhận đi nhiều, giờ giấc không ổn định, xa nhà thường xuyên, có khi cả những ngày lễ tết. Đặc biệt hơn cả là một HDV thực thụ phải có tố chất cơ bản kể trên mới làm tốt công việc được, đồng thời phải biết hi sinh theo đuổi nghề.

Hiện nay rất nhiều trường tại TP.HCM mở ngành này đủ mọi trình độ từ trung cấp đến đại học. Đối tượng theo học là đã tốt nghiệp THCS, THPT thậm chí những sinh viên đã tốt nghiệp các ngành như: lịch sử, văn hóa, địa lý… nếu muốn tham gia vào đội ngũ HDV phải học lớp ngắn hạn từ 3-6 tháng về nghiệp vụ. Học sinh có thể tham học tại một số trường như: Trường Du lịch Sài Gòn, Trường Trung cấp nghề Việt Giao, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Khoa Du lịch – Trường ĐH Văn Hóa TP.HCM, Khoa Du lịch-Trường ĐH Văn Hiến; Trường Đại học Nhân Văn TP.HCM…       

Văn Mạnh

Bình luận (0)