Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Những ngộ nhận “trớ trêu” về nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Ch cn yêu tr là theo đưc ngh giáo? Hc marketing ra trưng có phi là đi… phát t rơi? Hc qun tr có phi ch ra làm sếp?… Tt c thc mc trên ca hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cnh (Q.Bình Tân) đu đưc các chuyên gia gii đáp k trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cnh đt câu hi cho ban tư vn

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Tại đây, các chuyên gia không chỉ tháo gỡ những vướng mắc về ngành nghề mà còn giúp học sinh đưa ra những định hướng bổ ích trong việc lựa chọn ngành nghề.

Cn điu kin gì đ theo ngành sư phm

Trước mong muốn tìm hiểu về ngành sư phạm của học sinh trong trường, ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) thông tin: Sư phạm là ngành hiện đang thiếu rất nhiều nhân lực khi mỗi năm TP.HCM cần tới trên 1 ngàn giáo viên, tập trung nhiều nhất ở các bậc học mầm non, tiểu học. Riêng bậc THCS và THPT cũng thiếu nhưng không nhiều.

Tuy nhiên, ông Cường cho hay với riêng từng bậc học, các em học sinh cũng cần có sự cân nhắc kỹ. Bởi bắt đầu từ năm 2019, trường tiểu học sẽ không nhận học sinh – sinh viên tốt nghiệp TC, CĐ mà chỉ nhận học sinh – sinh viên tốt nghiệp ĐH trở lên. “Tùy vào từng bộ môn bản thân mong muốn giảng dạy mà các em đăng ký xét tuyển cho phù hợp”, ông Cường lưu ý.

Ông Cường cho biết thêm, để theo ngành sư phạm, nếu chỉ thích thôi thì chưa đủ, yêu trẻ thôi cũng chưa đủ mà còn cần phải có “niềm đam mê thực sự” trong việc truyền đạt, giảng dạy. Nghĩa là phải có sự kiên trì, nhẫn nại, biết lắng nghe và lấy việc truyền đạt kiến thức làm niềm vui.

“Tuổi thọ công việc của một giáo viên là rất dài. Sẽ không có chuyện nay đây, mai đó, nhảy việc liên tục mà nghề yêu cầu giáo viên phải có sự gắn bó dài lâu với một ngôi trường mình công tác. Vì vậy các em hãy thật sự cân nhắc”, ông Cường nhấn mạnh.

Nói về tuổi thọ của công việc, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo, UEF) bổ sung rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng mà học sinh cần xét đến khi lựa chọn ngành nghề. Bởi có những nghề như hướng dẫn viên du lịch – người học cần phải xác định ngay từ đầu rằng sẽ khó theo được nghề lâu, tức là tuổi thọ công việc ngắn. Còn như nghề giáo viên lại theo mình đến suốt cuộc đời. “Xét như vậy để bản thân có sự chuẩn bị trước về cả tâm lý lẫn lộ trình”, ThS. Dũng nhắn nhủ.

Hc marketing là đi… phát t rơi?

Về câu hỏi tưởng chừng như không liên quan của học sinh trong trường rằng “học marketing có phải là đi phát tờ rơi?”, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó ban Tuyển sinh, HUTECH) chia sẻ: “Ngành nào học ra cũng có thể đi phát tờ rơi chứ không riêng gì marketing”.

Thông tin thêm, ThS. Phương cho biết học marketing là học về quảng cáo, truyền thông và quảng bá thương hiệu. Tốt nghiệp ra trường, người học có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau liên quan đến quảng bá thương hiệu hoặc có thể trở thành giảng viên ĐH. Tuy nhiên, theo ThS. Phương, dù có vẻ “hot” nhưng marketing là một ngành khá… kén người học và không phải ai học cũng có thể theo được nghề. Các em cần phải có tư duy ngôn ngữ và sự sáng tạo. Đặc biệt là sự sáng tạo, nhạy bén, mạo hiểm, nắm bắt được các thị hiếu của xã hội.

Hướng nghiệp cho khoảng 10.000 học sinh ở Vĩnh Long

Sáng 26-11, chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với ĐHQG TP.HCM và Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long tổ chức đã khai mạc tại Trường THPT Bình Minh (thị xã Bình Minh). Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Theo đó, chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 30-11, đi qua 15 trường THPT với khoảng 10.000 học sinh khối 12 được tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân trong tương lai.

Hc sinh Trưng THPT Tân Lưc (huyn Bình Tân) đang nghe các chuyên gia tư vn chiu 26-11. Ảnh: Anh Thư

Trao đổi với học sinh Trường THPT Bình Minh, ThS. Trần Nam (Thường trực tổ tư vấn hướng nghiệp, ĐHQG TP.HCM) thông tin, kỳ thi THPT quốc gia sắp tới sẽ không còn mang tính chất “2 trong 1”, đồng nghĩa với việc vai trò của các trường ĐH trong việc tuyển sinh tăng lên. Vì vậy, theo ThS. Trần Nam, ngay từ bây giờ các em nên cân nhắc lựa chọn ngành nghề cũng như trường học mà mình định đăng ký để có phương án học tập phù hợp. “Sẽ có nhiều phương thức xét tuyển tùy thuộc vào từng trường như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển bằng tổ hợp môn hay bằng kỳ thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, dù bằng phương thức nào thì quan trọng nhất là các em phải cố gắng học thật tốt từ bây giờ”, ThS. Trần Nam khuyên.

Chia sẻ “bí quyết” lựa chọn ngành nghề, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho hay để xác định một ngành nghề phù hợp với bản thân, các em nên căn cứ vào các yếu tố như năng lực học, năng lực sức khỏe, năng lực tài chính của gia đình và năng lực mà xã hội cần. Trong các yếu tố đó, yếu tố nào cũng cần phải cân nhắc kỹ. Bên cạnh các yếu tố năng lực, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho rằng để mở ra nhiều cơ hội cho bản thân thì các kỹ năng cũng cần phải không ngừng rèn luyện, như: kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và CNTT. Đó là những kỹ năng cốt cán trong thời đại 4.0. “Các em đừng ngần ngại trang bị cho mình những kỹ năng đó để hòa nhập và tìm kiếm các cơ hội cho chính mình”, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo nhấn mạnh.

Đ.Yến

“Nếu có sự đầu tư, tư duy và khả năng sáng tạo tốt, chỉ cần một câu nói thể hiện ý tưởng tuyệt vời cũng đã mang về cho các em bạc tỷ. Còn ngược lại, nếu chỉ học cho có nghề thì việc tốt nghiệp ra trường đi phát tờ rơi là chuyện bình thường”, ThS. Phương bày tỏ.

Hc qun tr là ra làm sếp?

Trong số các nhóm ngành mà học sinh quan tâm thì nhóm ngành quản trị kinh doanh nhận được nhiều “ưu ái” nhất. Thế nhưng, nhiều học sinh lại có sự ngộ nhận đối với nhóm ngành này là “học quản trị kinh doanh là ra… làm sếp”.

Nói về sự ngộ nhận này, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương cho biết học ngành quản trị kinh doanh không hẳn là ra làm sếp. Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo tổng hợp về các kiến thức xã hội, cơ hội việc làm rất rộng trong nhiều lĩnh vực từ quản trị nhân sự, tổ chức sự kiện cho đến khởi nghiệp.

Tố chất “lõi” cần có để theo học nhóm ngành quản trị, theo ThS. Phương, đó là khả năng phán đoán, hùng biện, logic, chịu được áp lực cao. Đặc biệt là phải có yếu tố tiếng Anh. “Để trở thành sếp hay đơn giản là có một việc làm tốt là cả một quá trình học tập và phấn đấu, từ kiến thức trong trường học và cả kiến thức, kỹ năng bên ngoài xã hội. Do vậy, các em cần phải cố gắng rất nhiều không chỉ riêng trong nhóm ngành quản trị mà ở tất cả các nhóm ngành mà bản thân xác định theo học”, ThS. Phương phân tích.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)