Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những ngôi trường trên giấy: Bao giờ thành hiện thực?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Các cháu Trường MN Hoa Lan, huyện Bình Chánh đang ăn trưaNgày 3-1-2003, Chủ tịch UBND TP.HCM ký Quyết định số 02/2003/QĐ/UB phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành GD-ĐT TP.HCM đến năm 2010. Đã hơn 5 năm việc thực hiện Quyết định trên quá chậm so với yêu cầu lẫn nhu cầu thực tế. Trong thời gian trên, việc thực hiện bị ngưng trệ một thời gian khá dài chỉ với lý do Sở Xây dựng TP.HCM không chấp nhận phê duyệt tổng dự toán của công tác quy hoạch (?) và cũng không thấy đưa ra phương án tháo gỡ. Hệ quả này dẫn đến trường lớp thiếu thốn, học sinh phải chen chúc trong các phòng học.

Tiến độ rùa

Căn cứ theo quy trình, việc xây dựng một ngôi trường được chia ra làm ba giai đoạn: quận, huyện xây dựng quy hoạch, các sở ban ngành góp ý thẩm định và Chủ tịch UBND quận, huyện ký phê duyệt.  Tính đến ngày 27-2-2008, chỉ có 8/24 quận, huyện ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học gồm: quận 6, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Củ Chi. Số quận, huyện còn lại phải chịu số phận nằm chờ, trong đó 9 quận, huyện đang được các sở ngành thụ lý và thẩm định hồ sơ.  Cụ thể Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có ý kiến 4 quận: 2, 3, Bình Thạnh và Thủ Đức; Sở Kế hoạch – Đầu tư  cũng đã có ý kiến một quận là Bình Thạnh; 5 quận, huyện chưa có ý kiến của Sở Quy hoạch – Kiến trúc là quận 11, 12, 5, 7 và huyện Hóc Môn …  Với thời gian 5 năm (2003 – 2008) công tác thực hiện phê duyệt chỉ làm được chừng đó thì làm sao 10 quận, huyện còn lại đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu của UBND TP.HCM? Chỉ tính riêng 7 dự án trọng điểm là Trường THPT Nguyễn Thị Định (giai đoạn 2), THPT Nam Sài Gòn (THPT Quốc Tế Sài Gòn Việt Úc), THPT Tây Thạnh, THPT Hiệp Bình, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trụ sở Báo Giáo Dục TP.HCM và 21 dự án đúng ra phải hoàn thành trong năm 2007, nhưng tất cả đành phải chấp nhận chuyển tiếp qua năm 2008 và đến tháng 9-2008 tất cả 28 công trình nói trên chưa một chút động đậy(?).Và theo số liệu, 43 dự án đã được xây dựng phê duyệt, 35 dự án phê duyệt thẩm định thiết kế cơ sở và 20 dự án cho phép triển khai không biết có rơi vào số phận như những dự án trước đây là hát mãi điệp khúc… chờ và chờ???

Mọi sự chậm trễ nói trên các cơ quan sở ngành khác chưa có một lời giải thích rõ ràng. Một số dự án chậm đến khó hiểu như  dự án xây mới Trường THPT Hiệp Bình (quận Thủ Đức) sau 5 năm chỉ mới làm được hàng rào; Trường THPT An Phú (quận 2) nằm phơi nắng hứng sương… Theo giải thích của Sở GD-ĐT trong buổi họp đầu tháng 9-2008 tại UBND TP.HCM, nguyên nhân chậm trễ hai dự án này là do: “Năng lực điều hành quản lý dự án của chủ đầu tư còn hạn chế và ý thức của đơn vị thi công không cao”. Còn các sở ngành hay chính quyền 2 quận này không một lời giải thích. Những dự án cải tạo, sửa chữa và xây mới các trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Bùi Thị Xuân, TH Tân Thạnh Tây (Củ Chi) … được lấy lý do biến động giá cả vật tư nên phải đấu thầu lại. Một số dự án khác chậm trễ là do vướng giải tỏa đền bù.

Học sinh hứng chịu

Một trong những cơ sở của Trường Mầm non Hoa Lan, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh chỉ là một căn nhà cấp 4 đủ để một gia đình  sinh hoạt, nhưng hiện nay gần 20 cháu và 3 cô giáo đang dạy và học tại đây nhiều năm trời. Trường lại nằm sát chợ An Phú Tây, mùa mưa thì lầy lội và hôi hám còn mùa nắng thì bụi lẫn mùi tanh nồng chui vào tận phòng học. Ông Nguyễn Minh Châu, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh nói với chúng tôi về hiện trạng cơ sở Trường Mầm non Hoa Lan: “Đúng là như vậy nhưng nay trường đang xây mới mà”. Việc các cháu học ở cơ sở này nhiều người thấy và biết. Nó kéo dài hàng chục năm, nhưng không hiểu lý do gì đến nay mới… đang xây.

Trường Tiểu học Phạm Thế Hiển quận 8 số phận thê thảm không kém. Chỉ cần một đợt triều cường là nước đã làm cho cô trò khốn khổ, nếu triều cường lại vào mùa mưa thì thầy, trò chỉ… có khóc. Vì vậy, trường xuống cấp rất nhanh. Mọi sửa chữa đều mang tính đối phó và chắp vá. Cho nên số học sinh giảm dần và số phòng học được sử dụng cũng teo tóp từ từ. Năm học này, trường chỉ còn lèo tèo vài lớp. Hiệu trưởng  Nguyễn Thị Bạch Nga xót xa: “Dãy phòng học này không an toàn nên nhà trường không dám để các em ngồi học, đành nhìn các em đi tìm trường khác để học”. Trong khi đó, thực tế tại quận 8 một số nhà xưởng rộng lớn của các cơ quan trung ương và thành phố lại bỏ trống hoặc cho công ty khác hay tư nhân thuê làm kho bãi (?).

Trần Thanh Quang

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)