Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những ngôi trường trên giấy: Kỳ 1: Điệp khúc… trường chờ xây

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Xây trường kiểu…

Sau gần một tháng khai giảng, Trường TH Đinh Tiên Hoàng, quận 9 vẫn chưa xây xong Lấy mốc thời gian 5 năm trở lại, những ai quan tâm đến giáo dục đều thấy khá rõ hơn chục công trình xây trường chậm đến…ngạc nhiên. Đơn cử, Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Văn Cừ (huyện Hóc Môn) phải mất hơn 4 năm thầy trò hai trường phải dạy và học ké ở nhiều cơ sở mới thực sự nhận được ngôi trường của mình. Dẫu sao hai trường này còn may mắn hơn Trường THPT Hiệp Bình. Công trình xây Trường THPT Hiệp Bình sau 5 năm chỉ mới… xây được mấy bức tường rào bao bọc khuôn viên và phòng bảo vệ còn dở dang. Hay như Trường Tiểu học Phú Trung (quận Tân Phú) dự án từ khi tách quận (hơn 5 năm) nhưng phải đợi đến tháng 11-2008 mới hy vọng tạm xong. Chậm như vậy, nhưng bà Hoàng Thị Hồng Hải, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Phú vui mừng nói: “Dẫu sao, công trình xây Trường Tiểu học Phú Trung là nhanh nhất của quận”. Ngay trong thời điểm sau khai giảng năm học 2008-2009, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 9), một trường điểm của quận, gạch đá còn ngổn ngang. Học sinh đành phải học nhờ Nhà Văn hóa thiếu nhi quận.

Những ngôi trường… chờ xây

Không thể liệt kê hết danh sách hơn 100 dự án xây trường và cũng khó tin được hình ảnh một hiệu trưởng cách vài ngày phải tìm đến Ban Quản lý dự án của quận để hỏi han, thậm chí để năn nỉ Ban Quản lý nhanh chóng xây giùm trường học. Thầy Lê Văn Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh đã làm công việc này suốt năm học vừa qua. Nhưng kết quả vẫn phải chờ, vẫn phải để học sinh học ké ở hai Trường THCS Tân Thới Hòa và Lê Lợi cách xa nhau mấy cây số. Bà Hoàng Thị Hồng Hải bức xúc: “Trong các dự án, dự án xây Trường THPT Tây Thạnh làm chúng tôi lo lắng nhất. Dự án này có từ khi mới tách quận vậy mà đến tận hôm nay vẫn chưa thực hiện. Làm sao chúng tôi an lòng khi nhìn học sinh phải đi học nhờ trường này trường nọ!”. Trường THPT Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) cũng nằm trong kỷ lục chờ. Trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP.HCM đều được các đại biểu nêu thắc mắc vì sao chưa xây Trường THPT Phước Kiểng? Câu trả lời là… chờ? Rồi Trường THPT Vĩnh Lộc B  (Bình Chánh), THPT Phạm Văn Sáng (Hóc Môn), THPT Tân Sơn (Tân Bình), THPT Bình Lợi Trung (Bình Thạnh), THPT Phường 7 (quận 8), THPT Bình Hưng Hòa (Bình Tân), THPT Linh Xuân (Thủ Đức), THPT Phường 11 (quận 6) THPT Tân Hưng (quận 7) THCS Lê Văn Hưu (Nhà Bè), THCS Trường Thọ (Thủ Đức)…  cũng phải chờ (?).Và ngay cả Phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh, một đơn vị “đầu não” của ngành GD-ĐT một huyện đã hơn 5 năm vẫn phải “rày đây mai đó”. Ba năm nay, Phòng GD-ĐT này đành “chiếm dụng” một block phòng học của Trường THCS Nguyễn Văn Linh để có nơi làm việc.

Trần Thanh Quang

Không thể không thấy được tính ưu việt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ, đặc biệt với TP.HCM chủ trương này đã được chính quyền triển khai và thực hiện một cách tuyệt vời. Bằng chứng là một số trường quốc tế, hơn 10 trường tư thục mang mác “quốc tế”, 50 trường THPT dân lập tư thục, hàng trăm trường mầm non, nhóm trẻ gia đình ra đời và tiếp nhận vài chục ngàn học sinh. Không ít trường đã tạo được tên tuổi như Trường Quốc tế BISS, Quốc tế Sài Gòn Việt Úc, THPT tư thục Nguyễn Khuyến, Trương Vĩnh Ký, Hồng Đức, Ngô Thời Nhiệm… Chính sự hiện diện của mảng trường ngoài công lập kể trên đã không chỉ chia sẻ gánh nặng mà còn giảm sức ép trong việc giải quyết nhu cầu chỗ học cho con em nhân dân.

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)