Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những ngôi trường trên giấy: Kỳ 2: Trường chờ xây vì… thiếu sự phối hợp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Công trình Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến (Hóc Môn) xây dở dang và phải nằm phơi nắng gần hai năm mới hoàn thànhHiệu ứng đô-mi-nô

Hầu hết các trưởng phòng, hiệu trưởng và cả phụ huynh khi đề cập đến vấn đề xây trường đều bày tỏ bức xúc: “Việc sĩ số HS /lớp đông vượt quá quy định diễn ra nhiều năm nay ở rất nhiều quận huyện của TP.HCM là hiện tượng kéo dài âm ỉ, nhưng không hiểu sao khắc phục lâu quá?”. Trong khi số lượng HS các cấp tăng hàng năm (tăng về mặt cơ học và từ các tỉnh đổ về), việc chưa hoặc không xây thêm hoặc xây quá ít phòng học tất yếu dẫn đến hệ quả sĩ số lớp đông. Khi sĩ số lớp đông, giáo viên không  quản lý hết, chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ không như ý. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, sĩ số HS của mỗi lớp không được vượt quá 35 HS. TP.HCM với hiện tượng sĩ số lớp quá đông không chỉ làm không đúng yêu cầu  của Bộ mà đồng thời còn đi ngược lại quy luật phát triển lẫn yêu cầu của ngành GD-ĐT và chính quyền thành phố đã đề ra. Năm học 2008-2009, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra tiêu chí “Dạy học cá thể” và phổ biến đến từng thầy cô giáo. Tiêu chí này e khó đạt được. Ngoài ra, một số trường được đầu tư xây mới cũng háo hức mong được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Nhưng, với tình trạng sĩ số HS/lớp kiểu này thì … bó tay. Một số trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của TP.HCM như THCS Hoa Lư (quận 9), Tiểu học Hoàng Diệu (quận Thủ Đức), Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn (quận 8) THPT Nguyễn Hiền… đến thời điểm hiện nay, liệu sĩ số HS/lớp của các lớp có đúng 35 HS/lớp hay vượt quy định bắt buộc của một trường đạt chuẩn quốc gia? Các trường nằm ở khu vực ngoại thành sĩ số HS/lớp còn đông như vậy. Còn đối với các trường khu vực nội thành sức ép sẽ rất cao.

Phối hợp rời rạc

Không thể phủ nhận sự quan tâm của chính quyền TP.HCM trong việc đầu tư trong lĩnh vực xây dựng trường lớp cho ngành GD-ĐT. Minh chứng 5 năm qua, hơn 300 dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng và xây mới trường học đã được duyệt, đã được lập đề án, nhưng tỉ lệ số dự án được xây chưa đến 1/3. Sự chậm trễ này kéo theo biết bao hệ lụy mà đối tượng hứng chịu vẫn và HS và thầy cô. Giữa tháng 8-2008, buổi họp kiểm tra tiến độ sửa chữa, cải tạo nâng cấp và xây mới một số công trình của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phải sửng sốt thốt lên: “Tại sao đến bây giờ vẫn chưa triển khai?”. Ngay sau đó bà đề nghị thành lập Tổ liên ngành để cùng phối hợp kiểm tra đôn đốc việc triển khai, thực hiện các dự án liên quan đến xây dựng trường học. Ngay sau khai giảng năm học 2008-2009, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM triệu tập cuộc họp với lãnh đạo 8 sở ngành liên quan cùng Phó chủ tịch UBND lẫn trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện với nội dung kiểm tra, rà soát lại tiến độ xây dựng trường lớp. Qua báo cáo của lãnh đạo Sở GD-ĐT mọi người cảm thấy lo lắng với số lượng phòng học tăng cường cho năm học mới quá ít so với nhu cầu. Bà Phó chủ tịch UBND TP.HCM bức xúc đặt vấn đề: “Tổ liên ngành chưa có một cuộc họp làm sao biết được ách chỗ nào để gỡ?”. Một buổi họp quan trọng mời 8 sở, ngành nhưng chỉ có lãnh đạo 3 Sở là Sở GD-ĐT, Sở Tài chính và Sở Nội vụ đến dự. Điều đáng tiếc là không thấy sự hiện diện của lãnh đạo 5 sở ngành rất quan trọng như  Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên – Môi trường… mà chỉ có đại diện đi dự (?). Vậy thử hỏi làm sao có thể biết được chỗ nào vướng mắc, ách tắc để mà tháo gỡ. Điều này cũng lý giải được rằng là bao năm qua những ngôi trường trên giấy vẫn cứ tiếp tục nằm trên giấy.

Trần Thanh Quang

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)