Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Những người đứng sau bục giảng

Tạp Chí Giáo Dục

Dù không trc tiếp đng lp ging dy nhưng hình nh nhng ngưi thy, ngưi cô giám th ngày ngày quan sát, kim tra, qun lý trt t cũng như tác phong đã tr thành nhng hình nh quen thuc, khó quên ca tt c các em hc sinh…

Thy By hnh phúc nhìn hc trò vui chơi, nô đùa

“X pht hc trò phi có tình có lý”

Cô Nguyễn Thị Ánh Hoa – Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) đã có hơn 25 năm làm giám thị. Cô Hoa cho biết, cô bắt đầu về công tác ở trường này từ những năm 90. Khi ấy, cô là một giáo viên thể dục nhưng sau đó, cô bị bệnh nên cô không thể vận động nhiều nên đến năm 1998, cô Hoa được điều động sang công tác giám thị. Vào năm 2015, cô Hoa đến tuổi về hưu nhưng với lòng yêu nghề và nhiệt huyết của mình, cô được nhà trường mời ở lại làm việc. Cô Hoa không xem mình là một cô giáo mà chính là người mẹ hiền để bất kỳ học sinh nào cũng có thể tâm sự, gửi gắm nỗi niềm của mình. Cô không làm cho học sinh sợ hãi, không tạo cho học sinh cảm giác “giám thị như giám sát tù nhân” mà “biến” phòng giám thị trở thành “nơi lấy nước uống và tám với thầy Tài, cô Ánh Hoa” như các em đã truyền tai nhau như vậy.

Cô cho biết: “Công việc của giám thị là giáo dục chứ không phải là bắt nạt hay răn đe học trò”. Vì vậy, khi thấy các em sai phạm thì cô dùng lời lẽ để khuyên bảo, chỉ dạy để học trò của mình tự suy nghĩ và thay đổi. Vì lẽ đó mà qua 25 năm công tác, cô chưa bao giờ làm học trò phải ấm ức. Với những chân tình đó, các thế hệ học trò khi ra trường vẫn thường xuyên liên lạc và hỏi thăm cô. Đó chính là niềm vui lớn nhất của người đứng phía sau bục giảng như cô.

Thy Tng Giám th Trn Tn Tài

Dù công tác sau cô Hoa nhưng thầy Tổng Giám thị Trần Tấn Tài cùng trường cũng không thua kém gì. Về trường từ năm 1999, đến nay đã 19 năm, thầy Tài là hình mẫu lý tưởng khiến các em học sinh rất khâm phục.

Thầy cho biết: “Làm giám thị xử phạt học trò phải có tình có lý. Như vậy giáo viên bộ môn, học sinh mới quý mình”. Đối với thầy Tài, ngoài việc xử phạt đúng, hợp tình hợp lý thì tình thương chính là “chìa khóa” để mở cánh cửa tương lai, giúp các em thay đổi. “Khi thầy cô dành hết tình thương cho các em, các em sẽ rất cảm kích, từ đó, các em sẽ tự điều chỉnh cái sai. Nếu một người thầy giám thị suốt ngày la, hét thì chỉ làm cho học trò sợ tức thời rồi sau đó lại tái phạm” – thầy Tài bật mí!

 “Những em được tôi nhắc nhở, khuyên răn nhiều sau này rất thành đạt. Có em quay lại trường bảo thầy cô cứ la em đi, chứ bây giờ không ai la rầy gì hết” – thầy Tài vui vẻ nói.

Thầy Tài còn đưa ra một cuốn sổ có tên “Người tốt việc tốt”. Đây là nơi lưu giữ tên tuổi những em có hành động đẹp “Nhặt được của rơi trả lại cho người mất”. Trong cuốn sổ này, có em nhặt được chiếc điện thoại gần cả chục triệu đồng mà vẫn trả lại cho bạn, còn có em nhặt được tiền cũng trả lại… Thầy Tài cho biết, học sinh ở đây là vậy đó. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ, sở dĩ các em có hành động đáng khen như vậy là nhờ công sức rèn giũa, uốn nắn từ nhà trường, đặc biệt là tổ giám thị. Chính sự nhiệt tình, yêu thương của thầy cô khiến các em không thể làm bất cứ điều gì để người yêu thương mình phải thất vọng.

Cái ngh “ly hc trò làm nim vui”

Rời Trường THPT Lê Quý Đôn, chúng tôi đến với Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh (quận 10, TP.HCM) gặp thầy giám thị Nguyễn Văn Bảy, năm nay ngoài 60 tuổi với hơn 10 năm kinh nghiệm. “Tôi lấy học trò làm niềm vui nên dù có khó khăn tôi cũng không thể nào bỏ nghề được”.

Ngày xưa, thầy Bảy là giáo viên dạy toán ở tỉnh lẻ. Vì hoàn cảnh nên khoảng năm 90, thầy cùng gia đình lên thành phố sinh sống. Nhân lúc Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh thiếu giáo viên giám thị nên thầy xin vào trường rồi bén duyên với nghề cho đến nay. Công tác giám thị đối với thầy là một việc khó, đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng thuyết phục, dạy dỗ học sinh. Vì vậy khi mới vào nghề thầy phải không ngừng trau dồi, học hỏi để trở thành một người thầy thật gương mẫu. Thầy cho biết, công việc có cực nhọc nhưng mỗi khi thấy học trò tốt nghiệp, chạm tới cánh cửa ước mơ là niềm vui nhất của thầy.

Thầy Bảy khẳng định: “Muốn học sinh tốt không phải là nghiêm nghị, quát mắng làm cho chúng sợ mà phải dùng lời lẽ nhỏ nhẹ, phân tích, giải thích để chúng hiểu và ấn tượng sâu hơn để không tái phạm. Như vậy, chúng mới nể và quý mến thầy”.

Với hơn 10 năm làm giám thị, thầy có rất nhiều học trò thân thiết. Mỗi khi buồn vui hay gặp những khó khăn đều nhờ thầy khuyên dạy. Với thầy đó là niềm vui và hạnh phúc lớn lao. “Ở nhà thầy có gia đình, đến trường có học trò” – thầy Bảy tâm sự.

Ni nim giám th

Thầy Nguyễn Văn Bảy cho biết: “Thuở mới vào nghề, thầy gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, bởi không có trường nào đào tạo công việc này. Mọi thứ thầy phải tự học hỏi và rút kinh nghiệm từ người đi trước”.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết: “Mức thu nhập thật sự không nhiều, không đủ trang trải cuộc sống nhưng vì yêu học trò nên tôi đành chấp nhận”.

Dù còn nhiu khó khăn, nhưng các thy cô giám th vn t nguyn gn bó vi trưng đ mi chuyến đò qua, h hnh phúc khi thy hc sinh ca mình trưng thành, hoàn thin.

Đối với thầy Tổng Giám thị Trần Tấn Tài thì với mức lương hiện nay không đủ lo cho cuộc sống. Nhưng làm giám thị rất ít thời gian rảnh, mỗi sáng phải lên trường sớm hơn học sinh, giáo viên bộ môn để sắp xếp, giải quyết công việc. Đến chiều thì thầy về muộn hơn, xem mọi thứ “đâu vào đấy” rồi mới rời trường…

Mặc dù công tác giám thị rất khó khăn, vất vả, thậm chí “khổ” hơn giáo viên nhưng họ vẫn không được hưởng chế độ đãi ngộ như những giáo viên bộ môn. Những chính sách hay tiền lương vẫn chưa được quy định cụ thể. Để hưởng mức thu nhập đó, nhà trường phải tự bỏ tiền ra để chi trả cho thầy cô giám thị.

Thầy Bảy cho biết, hơn 10 năm với nghề, thầy vẫn chưa được vào biên chế như những giáo viên khác. Sở dĩ thầy được ở lại trường là do thỏa thuận qua hợp đồng.

Theo cô Lệ Hà (Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) thì dù đã có đề nghị lên cơ quan liên quan để những thầy cô giám thị được hưởng chế độ xứng đáng, nhưng đến nay vẫn chưa được dù họ là những người làm việc cật lực, hết lòng với trường.

Bài, nh: Kiu Khánh 

Bình luận (0)