Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những người kể chuyện Hoàng Sa

Tạp Chí Giáo Dục

Đu đn mi ngày, c tm 7 gi sáng, khi cánh ca Nhà trưng bày Hoàng Sa bt m đ đón nhng v khách tham quan đu tiên cũng là lúc nhng nhân viên kiêm thuyết minh viên li bt đu công vic truyn la tình yêu bin đo. Câu chuyn v mch ngun lch s Hoàng Sa đưc k li tiếp ni cùng thanh âm tiếng sóng bin rì rào.

ng dn viên gii thiu v lch s Hoàng Sa cho hc sinh Đà Nng

Có mt Hoàng Sa trong trái tim ngưi tr

Hơn 2 năm kể từ ngày Nhà trưng bày Hoàng Sa đi vào hoạt động, người dân và du khách mỗi lần đến nơi này đều quen với hình ảnh những “công dân Hoàng Sa” say sưa với câu chuyện về tiến trình lịch sử của huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng – miền đất địa đầu sóng gió. Anh Lê Tiến Công – Phó Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa bảo: “Mỗi người đến với ngôi nhà chung này từ một miền quê khác nhau, họ từng theo đuổi chuyên ngành khác nhau nhưng tất cả đều có chung tình yêu đất nước nói chung và Hoàng Sa nói riêng”. Câu chuyện giữa tôi và những người trẻ ở nhà trưng bày đã được kết nối như thế. Có mặt từ những ngày đầu, Đào Thị Trúc Giang (SN 1988) đã coi nơi này như ngôi nhà thứ hai của mình, gắn bó và yêu thương. Giang vừa phụ trách công tác hành chính nhưng công việc chiếm nhiều thời gian mỗi ngày của cô là trong vai trò thuyết minh viên. Giang từng tốt nghiệp ĐH Kiến trúc. Chuyện tiếp cận với lịch sử và nằm lòng từng câu chuyện thông qua hiện vật trong nhà trưng bày với Giang chỉ có thể giải thích đó là tình yêu Tổ quốc và lòng tự tôn dân tộc. “Quê em ở tận miền Nam. Lúc đầu quyết định nộp đơn tuyển vào nhà trưng bày em cũng bỡ ngỡ và lo lắng lắm. Bởi mình đang đi ngược hướng. Vào làm việc, phải bắt đầu lại từ đầu. Phải mất tròn một tháng em mới có thể nắm bắt được căn bản về quá trình lịch sử của huyện đảo Hoàng Sa. Chừng đó chưa đủ, phải thêm khoảng 6 tháng tìm tòi học hỏi mới nắm bắt được cũng như hiểu được tiến trình lịch sử. Khó nhất là vừa tìm hiểu lịch sử quá khứ vừa phải cập nhật tình hình hiện tại. Nhưng khi hiểu rồi, tình yêu lịch sử và Hoàng Sa cứ thế ngấm vào máu thịt, thôi thúc mình nỗ lực mỗi ngày, trong mỗi lần giới thiệu về Hoàng Sa cho du khách. Cảm giác gắn bó như nghiệp chọn mình”, Giang trải lòng.

Trong ngôi nhà chung ấy, có nhiều thuyết minh viên không xuất thân từ chuyên ngành lịch sử. Nhưng chính họ là một phần không thể thiếu, thêm vào gạch nối gắn kết thiêng liêng giữa không gian văn hóa biển và chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Trần Thị Lê Na là một ví dụ khác. Tốt nghiệp ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng, Na đầu quân về làm việc ở Nhà trưng bày Hoàng Sa. “Ngày đầu nhận nhiệm vụ làm thuyết minh viên, em cảm giác khá ngợp. Nhưng qua mỗi câu chuyện mình tìm hiểu, kể lại đều rất cảm xúc, như tình yêu đất nước, lòng tự tôn dân tộc được nhen nhóm lên từ đó. Cứ thế, ngày nào vắng tour khách hoặc bận công việc khác mà không trực tiếp thuyết minh được, em cảm thấy như ngày đó không trọn vẹn”, Na bảo.

Đưa Hoàng Sa đến tng hc sinh

Anh Lê Tiến Công cho biết, Nhà trưng bày Hoàng Sa hiện nay trưng bày hơn 300 tư liệu lịch sử. Phần lớn là do người dân, các nhà khoa học, kiều bào ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu lịch sử dày công sưu tầm và hiến tặng. Hai năm qua, nằm trong chương trình phối hợp với các trường học làm điểm đến học ngoại khóa Ban quản lý Nhà trưng bày Hoàng Sa đã nỗ lực hết mình, đưa ra nhiều chương trình, hoạt động hợp lý để lịch sử về Hoàng Sa, niềm đau đáu ngân vọng về một miền đất trên đầu sóng biển khơi được thế hệ trẻ biết đến, cùng chung sức đồng lòng đấu tranh bảo vệ và gìn giữ. Lượng học sinh đến học lịch sử ở nhà trưng bày chiếm 50% tổng số khách tham quan.

Với mỗi đối tượng du khách đến đây, các thuyết minh viên đều linh hoạt trong hướng dẫn, giới thiệu. Anh Công nói: “Với du khách là người lớn thì các thuyết minh viên giới thiệu một cách tổng quan nhất về quá trình thiết lập chủ quyền, gìn giữ, bảo vệ biển đảo Hoàng Sa. Còn với các bạn học sinh thì phải chọn lựa dữ kiện giống như một bài học, thuyết minh viên đóng vai trò như cô giáo, có tương tác qua lại để các em nắm được kiến thức, cũng như rút ra những bài học để sau này góp phần bảo vệ Hoàng Sa”.

Câu chuyện đưa Hoàng Sa vào trường học, đến từng học sinh để các em hiểu rõ hơn lịch sử là một chặng đường dài. Nhưng không vì thế mà nản lòng. Mục tiêu sắp tới sẽ đưa kiến thức về Hoàng Sa đến tận trường học thông qua các hoạt động như tổ chức thi tìm hiểu lịch sử Hoàng Sa, tổ chức triển lãm trong trường học và nhiều hoạt động khác giúp học sinh tiếp cận được nhiều hơn cũng như nắm rõ tình hình Hoàng Sa hiện tại. Bồi đắp trong thế hệ trẻ lòng yêu nước, để bản thân mỗi học sinh lớn lên đều ý thức được việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ hơn hành động xâm chiếm trái phép đối với lãnh thổ quê nhà.

Thiên Phúc

 

Bình luận (0)