Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những người lính giữ rừng ở đèo Sa Mù

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đnh núi Sa Mù và Voi Mp, nm v phía Đông dãy Trưng Sơn đưc xem là nơi khi ngun ca 3 dòng sông Thch Hãn, Hiếu Giang và Bến Hi – 3 dòng sông ln nht tnh Qung Tr cùng đ v xuôi, tưi tm, bi đp cho rung đng trưc khi đ v bin c. Đ nhng dòng sông xanh, nhng ngưi gi rng nơi đu ngun y đang ngày đêm lng thm vi nhng bưc chân không mi đ gi gìn và bo v tng gc cây, con thú, chim muông…


Nhng ngưi lính gi rng  đèo Sa Mù, Voi Mp

Da vào dân đ gi rng

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, nơi bao gồm núi rừng và 2 đỉnh núi cao nhất vùng là Sa Mù và Voi Mẹp những ngày giữa hạ thi thoảng có những trận mưa rừng như trút nước. Anh Nguyễn Ngọc Truyền quê ở Gio Mỹ (huyện Gio Linh), gắn bó với nghiệp giữ rừng ngót gần 17 năm nói: “Đôi bàn tay có mười ngón nhưng công việc ở rừng thì kể sao cho hết. Mỗi năm 365 ngày tròn, bất kể nắng hay mưa đều phải vượt suối sâu, núi cao vẫn liên tục. Nếu chỉ gói gọn trong hai từ trách nhiệm sẽ khó thấy hết những tiềm ẩn của bất trắc và hiểm nguy ở phía trước. Bởi không chỉ có mưa nguồn, thác lũ, núi cao vực thẳm mà còn phải đấu tranh với những đối tượng phá rừng đầy mưu mô. Điều đáng mừng là đồng bào đã thay đổi nhận thức về bảo vệ rừng”.

Với anh Bùi Công Thừa, từ khi Trạm bảo vệ rừng Sa Mù ra đời vào năm 2011 thì cũng là thời điểm anh trở thành cư dân của xứ này. Quanh năm làm bạn với mây ngàn gió núi. Công việc của người giữ rừng không phải đếm cây trái, muông thú nhưng thói quen gần như là vậy. Mỗi bước chân đi qua đều nhớ y nguyên chỗ đó có cây gì, cục đá với mảng rêu ra sao, hay ở đoạn rừng nào thường hay có loài chim nào hót hay, khóm rừng nào có muông thú nằm trong danh sách sách đỏ cần bảo vệ… “Giữ rừng phải dựa vào sức dân. Dân là chủ nhân thực sự của núi rừng”, ông Đào Quang Cảnh, Giám đốc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa rút gọn kinh nghiệm về những tháng năm bám núi, giữ rừng.

Thi thoảng giữa những vạt rừng thâm u, chúng tôi bắt gặp người Vân Kiều ngược rừng trở về. Hỏi ra mới biết, tiện buổi làm cỏ lúa nước, bà con thường ghé qua thăm nom những vạt rừng già như cách người bảo vệ. Anh Hồ Văn Hưng ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi vẫn thường đốt rừng làm rẫy, mùa mưa đến tôi thường vào rừng đi săn thú, bẫy chim muông để kiếm sống. Nhưng từ khi tham gia vào tổ bảo vệ rừng, tôi đã nhận thấy rõ giá trị của rừng mang lại cho cuộc sống nên gia đình tôi đã chuyển sang làm ruộng nước, từ bỏ nghề đi săn bắt”. Còn với ông Hồ Văn Thới ở bản Cuôi (xã Hướng Lập) bộc bạch: “Trước đây Cuôi là địa bàn phức tạp về khai thác vàng trên sông Sê Băng Hiêng, cũng là điểm nóng về khai thác lâm sản trái phép. Nhưng từ khi người dân tham gia bảo vệ rừng, nạn phá rừng ở Cuôi đã giảm rất nhiều”.

Phc hi tài nguyên rng

Ông Đào Quang Cảnh nói, để đấu tranh ngăn chặn tình trạng xâm hại nguồn tài nguyên rừng, hàng năm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đều chủ động xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức lực lượng để tuần tra bảo vệ. Tổ bảo vệ rừng Sa Mù là hạt nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách các tiểu khu, mỗi năm lực lượng này phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tiến hành khoảng trên 50 đợt tuần tra dài ngày. Trong đó các thành viên của 14 tổ bảo vệ rừng thuộc các xã Hướng Lập và Hướng Sơn là lực lượng chủ chốt.


Nhng cánh rng đưc canh gi góp phn cho mch ngun nhng dòng sông chy mãi

Ngoài ra, người lính giữ rừng còn triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng lâu dài như: xây dựng mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng, lập ô theo dõi tăng trưởng rừng tự nhiên, điều tra thực vật bậc cao dưới 800m… sưu tầm, chăm sóc và nghiên cứu và nhân giống một số loài phong lan quý hiếm có trong sách đỏ… Phối hợp với đoàn Trung tâm Tài nguyên và môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội điều tra về các loài động, thực vật trong phạm vi khu bảo tồn quản lý. Kết quả đã xác định được 1.124 loài thực vật, 109 loài thú, 206 loài chim và 61 loài bò sát… “Chúng tôi tích cực triển khai các hoạt động về giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân, từng bước xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ loại hình du lịch khám phá thiên nhiên. Hiện cơ bản hoàn thành thi công tuyến đường tuần tra rừng kết hợp du lịch sinh thái trên đỉnh Sa Mù, đóng bảng tên một số loài cây, trưng bày tiêu bản mẫu thực vật tại phòng truyền thống. Đặc biệt, những buổi họp dân tại các thôn, bản được tổ chức thường xuyên trong năm. Người dân được nâng cao ý thức để giữ rừng, được tiếp nhận thêm kiến thức, kỹ năng để phát triển sinh kế. Chúng tôi cũng có điều kiện gần gũi với người dân để nắm bắt thông tin về công tác bảo vệ rừng và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống”, ông Cảnh nói.

Khu BTTN Bc Hưng Hóa thành lp vào tháng 12-2007, có din tích 23,457ha thuc đa bàn 5 xã phía Bc huyn Hưng Hóa: Hưng Lp, Hưng Vit, Hưng Sơn, Hưng Linh và Hưng Phùng. Nhim v bo tn ngun tài nguyên thiên nhiên và đa dng sinh hc, bao gm qun th các loài đng thc vt quý hiếm đang b đe da tuyt chng; Duy trì giá tr sinh thái và chc năng phòng h đu ngun ca khu vc đi vi các con sông ln như sông Rào Quán, Cam L, Bến Hi, Sê Băng Hiêng và đc bit đi vi công trình thy li – thy đin Qung Tr.

Đặc biệt, công tác phục hồi tài nguyên rừng được chú trọng. Các mô hình thí điểm trồng cây bản địa để phục hồi rừng trên đất trống tại Tiểu khu 667A, thuộc xã Hướng Linh; mô hình trồng cây trẩu lấy hạt để tạo sinh kế bền vững cho người dân tại xã Hướng Lập được hình thành. “Trong 10 năm qua, đã trồng được trên 350ha cây bản địa như lát hoa, sao đen và trẩu. Nhiều diện tích trẩu đã cho quả giúp người dân bước thêm thu nhập. Giao khoán bảo vệ rừng với diện tích gần 5.300ha cho 7 tổ bảo vệ rừng của xã Hướng Lập và hơn 3.500ha rừng cho 7 tổ bảo vệ rừng của xã Hướng Sơn… Điều này vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa phát huy vai trò chủ động của người dân trong quá trình bảo vệ nguồn tài nguyên chung”, ông Cảnh cho biết thêm.

Quanh năm trên những đỉnh Voi Mẹp mờ sương, những giọt nước nhỏ ngày đêm nhẫn nại hợp sức để tạo thành suối, thành sông, cung cấp sự sống cho con người và muôn loài từ miền núi xuôi về đồng bằng, thấm thía hơn sự nhọc nhằn của những người lính giữ rừng nơi đầu nguồn.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)